Tiêm phòng viêm não nhật bản có bị sốt không? Cùng một số lưu ý khác

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính gây các tổn thương lên hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vắc xin Vậy tiêm phòng viêm não Nhật Bản có bị sốt không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có bị sốt không?

Cũng như các loại vacxin khác, khi tiêm ngừa vacxin viêm não nhật bản sẽ có một số người gặp phải các tác dụng phụ như:

– Tại chổ tiêm bị sưng đỏ đau Biểu hiện này thường gặp ở 5 – 10% người được tiêm.

– Sốt nhẹ đau đầu mệt mỏi Những phản ứng phụ nêu trên chỉ xuất hiện trong vài tiếng đồng hồ và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Tỉ lệ người gặp phải các tác dụng phụ ở mũi tiêm thứ 2 hoặc 3 thường cao hơn so với mũi đầu tiên.

– Theo thống kê cứ 1 triệu mũi tiêm có 1 trường hợp có thể bị choáng (sốc thuốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ. Trường hợp này cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Tiêm phòng viêm não nhật bản có bị sốt không?

Tiêm phòng viêm não nhật bản có bị sốt không?

Hạn chế các phản ứng phụ bằng cách tiêm phòng đúng thời gian, liều lượng, chọn cơ sở tiêm phòng uy tín cũng như nắm rõ tình trạng sức khỏe trước khi tiêm và theo dõi, nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát 30 phút sau tiêm.

Khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản có bị sốt không? Câu trả lời là có thể bị sốt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng. Đây chỉ là một phản ứng của cơ thể. Vậy nên làm gì khi bé bị sốt nhẹ sau khi tiêm ngừa.

– Bù nước và các ion điện giải: Để tránh cơ thể trẻ bị mất nước do sốt, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm Oresol vừa bù nước vừa bù muối hoặc ăn cháo muối loãng

– Chế độ ăn uống: Chọn các loại thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng, chứa nhiều vitamin nhóm A, B, E, C. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm.

– Vệ sinh: Nên tắm cho bé bằng nước ấm, trong phòng kín, không nên để bé bị nhiễm lạnh nhất là vào ban đêm.

– Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C sau khi tiêm phòng, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thời điểm tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản

Trẻ em dưới 5 tuổi: Khi bé được 12 – 15 tháng tuổi, cha mẹ nên tiêm theo lịch tiêm tủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Cũng nên tiêm nhắc lại sau 5 năm một lần để phỏng bệnh viêm não Nhật Bản


Lưu ý thời điểm điêm phòng viêm não nhật bản là rất cần thiết

Lưu ý thời điểm điêm phòng viêm não nhật bản là rất cần thiết

Trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.

Người lớn: nếu chưa tiêm vắc xin lần nào thì nên tiêm ngay. Nếu đã tiêm đầy đủ trước đây thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Lưu ý kháng thể bảo vệ chỉ tạo thành sau 3 tuần tiêm vắc xin, do đó bạn nên tiêm trước mùa phát bệnh khoảng 1 tháng để vắc xin có thể phát huy hết công dụng của nó nhé.

Một số đối tượng nên và không nên tiêm phòng

Những người sống trong vùng có thời tiết ẩm ướt, vùng đã xuất hiện bệnh viêm não nhật bản nhất là trẻ em từ 1-15 tuổi. Khách du lịch những người thường đi công tác, người nhập cư đến các vùng không có miễn dịch Lưu trú hơn 1 tháng ở nông thôn hay ở các thành phố nơi có bệnh lưu hành. Cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên khi tiêm vắc xin, bạn nên hỏi rõ bác sĩ để xem thử mình có được tiêm hay không. Một số trường hợp như người có cơ địa mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột không nên tiếp tục tiêm vắc xin. Ngoài ra khi sốt cao, mắc bệnh nhiễm khuẩn tim gan tiểu đường giai đoạn năng ung thư máu, ác tính phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi cũng không nên tiêm vắc xin để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là giải đáp tiêm phòng viêm não Nhật Bản có bị sốt không cùng một số thông tin cần thiết mà bạn nên biết. Sau khi tiêm ngừa nếu thấy sốt nhẹ, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần dùng một số biện pháp hạ sốt thông thường sau 1 – 2 ngày sốt sẽ tự hết. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, nên quan sát các biểu hiển của cơ thể để tránh phản ứng sốc thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật