Bệnh trĩ là gì? Những người mắc bệnh trĩ có dễ điều trị không?

Dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ”, hiểu nôm na là cứ trên 10 người sẽ có khoảng 9 người trong đời từng có giai đoạn mắc bệnh trĩ. Có thể thấy từ xưa, chứng bệnh khó nói này đã phổ biến. Một số nghiên cứu của Đại học Y Dược TP. HCM cho thấy, ở miền Bắc có 65% công nhân trong một nhà máy (độ tuổi 30 - 65) bị bệnh trĩ; còn ở miền Nam, tỷ lệ bệnh nhân trĩ đến phòng khám tiêu hóa và hậu môn trực tràng chỉ vỏn vẹn 40%.

Chất lượng sống ảnh hưởng vì bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh do giãn tĩnh mạch vùng hậu môn, thường gặp ở người trên 40 tuổi; tuy nhiên, độ tuổi bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân thường do táo bón kéo dài hoặc do công việc thường nhật nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi xổm lâu chế độ ăn uống thiếu chất xơ…

Ở khu vực TP. HCM, hơn 50% người mắc bệnh trĩ đến các phòng khám có độ tuổi trung bình là 30. Phần nhiều bệnh nhân ở lứa tuổi đang phải lao động chính trong gia đình và xã hội nên bệnh trĩ dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống và công việc của họ.

Theo khảo sát của Sanisphere, triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩchảy máu khi đại tiện (69%), sưng tấy vùng hậu môn (43%), ngứa ngáy, ẩm ướt (41%). Các triệu chứng này rất khó chịu và kéo dài dai dẳng, khiến người bệnh luôn “thấp thỏm” trong trạng thái không thoải mái, bứt rứt.

Bệnh lại xảy ra ở vùng kín nên bệnh nhân luôn e ngại đến khám, nhất là phụ nữ Có người ôm mãi “nỗi niềm” bệnh trĩ không biết tỏ cùng ai đến hàng chục năm, âm thầm chịu đựng. Khi họ đến bệnh viện điều trị, bệnh đã chuyển nặng, các phương pháp điều trị đơn giản, ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị sâu đau đớn, mất thời gian hồi phục cũng như tốn kém chi phí hơn.

Bệnh “khó nói” nhưng không khó chữa

Cũng theo khảo sát của Sanisphere, 57% người khi phát hiện mắc bệnh trĩ không muốn đến cơ sở y tế khám và điều trị tận gốc. Trong đó, 20% người bệnh tự nhận biết bằng kiến thức bản thân, 18% đến nhà thuốc để được tư vấn, 18.5% lại điều trị theo lời khuyên từ gia đình, bạn bè.

Theo Thạc sĩ - Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng phân khoa hậu môn bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM, việc không điều trị hoặc điều trị bệnh trĩ không hiệu quả có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. “Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đầu tiên để được tư vấn, điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn”, bác sĩ nói thêm.

Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ cấp, phương pháp điều trị nội khoa, hay còn gọi là điều trị bằng cách uống thuốc uống khá hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chọn loại thuốc điều trị bệnh trĩ không cần toa bác sĩ, rất dễ tìm thấy ở các nhà thuốc trong cả nước, với thành phần hoạt chất phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế có kích thước nhỏ hơn 2 micromet, giúp thuốc được hấp thụ nhanh và nhiều hơn qua niêm mạc ruột so với các dạng thuốc không vi hạt.

Liệu trình điều trị nội khoa thông thường sẽ kéo dài trong 7 ngày. Trong 3 ngày đầu, người bệnh sẽ cầm máu và sau 4 ngày kế tiếp, người bệnh sẽ thoát hoàn toàn các triệu chứng khó chịu, dai dẳng từ đau rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Theo nghiên cứu, có 84% người bệnh và 86% bác sĩ hoàn toàn hài lòng về kết quả điều trị theo liệu trình này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân trĩ nên chủ động thay đổi lối sống để giảm tiến triển của bệnh hoặc phòng tái phát. Việc duy trì lối sống lành mạnh tập luyện thể dục thường xuyên, sinh hoạt cộng đồng tích cực, tránh các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị và thức uống có cồn là những cách dễ nhất để phòng ngừa bệnh trĩ.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giúp giảm nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ hoặc giảm tiến triển của bệnh như: cà rốt măng, súp lơ cam quýt, dâu tây; các loại ngũ cốc; các loại rau có tính nhuận tràng như rau lang rau mồng tơi rau đay rau diếp cá rau dền… và uống đủ nước.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật