Cách phòng viêm phổi cho trẻ lúc giao mùa đông xuân

Thời tiết đang giao mùa đông xuân khiến nhiều trẻ phải nhập viện vì viêm phổi.

Nhiều gia đình chăm sóc con rất cẩn thận nhưng bé vẫn không tránh khỏi dấu hiệu viêm phổi khi thời tiết giao mùa.

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm phổi giao mùa đông xuân

Khi tiết trời giao mùa đông xuân, nhiệt độ môi trường thay đổi bất thường, lúc nóng, lúc lạnh khó lường. Nhiều gia đình chủ quan để trẻ mặc quá ấm hoặc quá lạnh khiến các bé dễ mắc bệnh đường hô hấp

Đặc biệt, tại miền Bắc nước ta thời điểm đông xuân thường xuất hiện hiện tượng nồm ẩm. Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn nấm mốc phát triển. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng đường phổi do niêm mạc đường thở bị kích thích trực tiếp gây viêm nhiễm, co thắt phế quản dẫn tới các triệu chứng như khó thở ho, hắt hơi…

Nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ nhỏ là do lây truyền phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc vi khuẩn Mycoplasma qua đường không khí và lây nhiễm từ người lành với người bệnh.

Triệu chứng phát hiện

Nhiều ông bố bà mẹ dễ tưởng nhầm triệu chứng của viêm phổi với bệnh cúm và chủ quan trong quá trình điều trị cho trẻ, khiến không ít trường hợp trẻ gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Cần đặc biệt chú ý khi trẻ có dấu hiệu ho nhiều ho khan hoặc có đờm đờm màu trắng đục, xanh hoặc vàng, kèm sốt cao và biểu hiện đau tức ngực (phổi có thể đã bị tổn thương). Sức khỏe của trẻ nhanh chóng giảm sút vì khó chịu và kém ăn.

Cần xác định trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn hay vi-rút gây ra để có biện pháp điều trị hợp lý. Với trẻ sốt có dấu hiệu lạnh người thường là viêm phổi bởi vi khuẩn. Trường hợp này nếu được điều trị đúng phác đồ thì nhanh chóng bình phục. Ngược lại, nếu viêm phổi do vi-rút thì thời gian điều trị thường kéo dài từ 4 - 6 tuần mới khỏi dứt điểm.

Phòng tránh viêm phổi mùa đông xuân cho trẻ

- Sử dụng máy hút ẩm không khí khi độ ẩm tăng cao. Vệ sinh nhà cửa, phòng ở của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng, kín gió khi thời tiết lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách rửa tay bằng xà phòng, súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý

- Lưu ý cho trẻ mặc đủ ấm khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng. Đêm tối đi ngủ không cần cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, theo dõi chặt chẽ tình trạng ra mồ hôi và lau khô kịp thời, đặc biệt vào những ngày nồm ẩm xuất hiện.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn đủ bữa, đủ chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm

- Tránh đưa trẻ đến nơi những đông người, đi chơi về quá khuya, đặc biệt là trong thời điểm giáp Tết hiện nay. Sử dụng khẩu trang hoặc nước rửa tay khô khi đưa trẻ đến nơi công cộng đông đúc.

- Cần cách ly trẻ khi trong nhà, tại trường học có người mắc các bệnh dễ lây nhiễm.

- Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất chứ không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi có dấu hiệu nhiễm bệnh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật