Đừng xem thường bệnh trầm cảm sau sinh, các mẹ bầu hãy cẩn trọng nhé!

Vụ án đau lòng gần đây khiến một người mẹ đang tâm sát hại chính đứa con mình vừa mới đứt ruột đẻ ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đã đến lúc cần phải quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe người phụ nữ, nhất là những người vừa trải qua giai đoạn sinh nở.

Cùng góp thêm tiếng nói nhằm bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh  với sự tham gia của các chuyên gia TS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai và PGS. TS. Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em Bộ Y tế với sự đồng hành của nhãn hàng  Oillan Mama – Ngăn ngừa và khắc phục rạn da cho phụ nữ mang thai và sau sinh và nhãn hàng Oillan Baby Chăm sóc toàn diện làn da bé từ 1 ngày tuổi đến từ châu Âu.

Trong gần 2 tiếng diễn ra chương trình, rất nhiều nỗi niềm đã được chia sẻ, lo lắng đã được giãi bày của không chỉ người bệnh mà cả người thân, những người đang và sắp chăm sóc những sản phụ mới sinh.

Trầm cảm sau sinh – người bệnh không biết mình bệnh

Theo TS Dương Minh Tâm, có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh trong đó có 3 nguyên nhân chính là sự thay đổi về mặt sinh học của người phụ nữ sau khi sinh  như  thay đổi hóc môn; biến đổi về mặt hình thức như luôn có ý nghĩ mình đã trở nên xấu xí, mập mạp; và điều quan trọng nhất là các áp lực tâm lý luôn đè nặng  với nỗi lo phải chăm sóc cho bé, cộng thêm việc nếu sản phụ không nhận được sự quan tâm của những người xung quanh sẽ dẫn đến stress từ đó dễ đi tới mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Cũng theo TS Tâm,  đây là căn bệnh thường gặp  nhưng chưa được quan tâm đúng mức do bản thân người bệnh không biết là mình bệnh, còn những người thân và người xung quanh khó nhận biết về căn bệnh này. Họ thường cho rằng đây là những thay đổi tâm tính của người sau đẻ.

Chính những quan niệm như vậy khiến mọi người thường hay bỏ sót bệnh, đến khi có biểu hiện bất thường mới đưa bệnh nhân đi khám.  Nhiều trường hợp đã gây ra những hậu quả rất đau lòng như mẹ làm hại bản thân mình, làm đau con, tệ hơn là giết hại con mình mà không ý thức được điều đó.

Người bị trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện một phần do người bệnh thường giấu bệnh, không chia sẻ những suy nghĩ của mình. Nhiều trường hợp sản phụ bị trầm cảm sau sinh vẫn nói chuyện tỉnh táo, khôn ngoan…. nhưng nếu có  những biểu hiện như cáu giận buồn chán bi quan ngại giao tiếp, lúc nào cũng lo lắng, mất ăn mất ngủ sụt cân… thì rất có thể người mẹ đó đã bị trầm cảm sau sinh.

Đặc biệt đây là căn bệnh cấp tính, chuyển sang thể nặng nhất nhanh, nặng nhất là loạn thần, lúc đó người bệnh sẽ có triệu chứng hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng tượng có người hại mình, hại con của mình…

Chia sẻ là biện pháp hữu hiệu phòng tránh trầm cảm sau sinh

PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết, để phòng tránh căn bệnh này, ngay từ lúc còn thai kỳ mỗi  thai phụ cần nhận được sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ sản phụ khoa. Nếu người bệnh có nguy cơ cao như trong gia đình có người thân mắc bệnh hoặc bản thân sản phụ đã từng có rối loạn tâm thần cần thông tin cho bác sĩ để được phòng và phát hiện sớm các biểu hiện bất thường ở sản phụ sau sinh.

Vấn đề quan trọng nhất để người phụ nữ sau sinh không lâm vào tình trạng trầm cảm là sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ công việc nuôi em bé của người chồng và những người thân xung quanh. TS Hồng lấy ví dụ người chồng tâm lý có thể mua tặng vợ của mình một bộ sản phẩm ngăn ngừa và khắc phục rạn da cho phụ nữ mang thai và sau sinh như Oillan Mama hay bộ sản phẩm chăm sóc toàn diện làn da bé từ ngay khi sinh ra Oillan Baby cũng là cách bày tỏ sự quan tâm tới người vợ, chia sẻ phần nào công việc chăm sóc con trẻ

TS Tâm khẳng định bệnh trầm cảm sau sinh là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện có rất nhiều biện pháp điều trị căn bệnh này  tùy theo mức độ của bệnh,  từ dùng thuốc biện pháp tâm lý như nhận thức hành vi hoặc liệu pháp tâm lý gia đình, ngoài ra còn có một số biện pháp hỗ trợ khác. 

Thuốc điều trị trầm cảm sau sinh thường rất an toàn, tuy nhiên nó tiết qua sữa mẹ nên nếu phải dùng thuốc không nên cho trẻ bú.  Điều quan trọng nhất trong điều trị trầm cảm sau sinh là liệu pháp tâm lý, đó là sự quan tâm, chia sẻ của chồng, những người thân trong gia đình, cần nâng đỡ sản phụ trong thời điểm này kể cả mặt thể chất và tinh thần. Có thể chia sẻ việc chăm sóc bé cho người thân để người mẹ được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

TS Hồng cho rằng, không nên phụ thuộc hết vào người thân trong gia đình bản thân người phụ nữ cũng cần chủ động phòng chống trầm cảm sau thời kỳ sinh nở Có thể tạo cho mình một sự giao lưu, tiếp xúc sớm với bên ngoài, cần có đầu óc cởi mở, suy nghĩ tích cực … các áp lực trong cuộc sống sẽ giảm đi, từ đó sẽ giảm stress Chia sẻ với người thân, bạn bè, gia đình trong và sau thời gian ở cữ là cách để người phụ nữ  có một tinh thần thoải mái, hồi phục sức khỏe để hòa nhập với cuộc sống, tránh được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật