Hơn 85% bệnh nhân đái tháo đường khi được phát hiện đã có biến chứng

Theo thống kê chúng ta có 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.

Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Theo thống kê chúng ta có 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8-10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới.

6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu

Bệnh tiểu đường được đánh giá là tiến triển âm thầm, cùng tỉ lệ tử vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2025 sẽ lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).

Tuy nhiên theo các chuyên gia thì ở Việt Nam, có tới hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng, chỉ có khoảng 8% số bệnh nhân phát hiện được bệnh khi khám sức khoẻ định kỳ. Do phát hiện bệnh muộn, đến bệnh viện muộn, đã dẫn tới chi phí cho mỗi đợt điều trị của bệnh nhân rất tốn kém.

Nguyên nhân sinh hoạt thiếu hợp lý

Theo các chuyên gia Nội tiết, sở dĩ Việt Nam có sự gia tăng chóng vánh về bệnh đái tháo đường bên cạnh các yếu tố khách quan do di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý,... nó là hệ quả trực tiếp do thói quen sống chưa lành mạnh.

Nền kinh tế phát triển ăn uống dư thừa, sử dụng đồ ăn nhanh thường xuyên khiến thiếu dinh dưỡng nhưng lại thừa năng lượng. Đặc biệt lối sống tĩnh tại đã ăn sâu vào tâm trí lớp trẻ. Nếu trước kia, người ta thường xuyên phải đi bộ, đạp xe đi làm thì ngày nay đã thay bằng các phương tiện như ô tô, xe máy… Kèm theo áp lực công việc và cuộc sống tình trạng căng thẳng kéo dài,... đều là những nhân tố tác động đến khả năng mắc bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường đối diện nhiều biến chứng nguy hiểm

Cùng với thời gian mắc bệnh bệnh nhân tiểu đường phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Khoảng 20% người đái tháo đường gặp các biến chứng về mắt như: tăng nhãn áp đục thủy tinh thể và có khoảng 85% người tiểu đường sau này sẽ có biến chứng tổn thương võng mạc

Nếu mắc bệnh trong khoảng 12 năm thì có nguy cơ mắc biến chứng suy thận Đặc biệt biến chứng gây đớn đau nhất cho người bệnh là hoại tử chi. Biến chứng này khiến người tiểu đường đôi khi bị đau hoặc có vết thương hở ở chân nhưng mất cảm giác nên dễ nhiễm trùng.

Mặt khác, tiểu đường làm hỏng các mạch máu ngoại biên dẫn máu đến nuôi chân và bàn chân. Các vết loét vì thế lâu lành và càng dễ nhiễm trùng Nhiễm trùng nếu nặng, có thể đưa đến cưa bàn chân hay chân. Trên phạm vi toàn thế giới cứ 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân. Nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người không bị bệnh.

Kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn

Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa biến chứng yếu tố đầu tiên người bệnh cần kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn đường huyết càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm. Tuy nhiên, biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn đường huyết cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đo mà thôi.

Do vậy, cùng với việc kiểm soát đường huyết thì người bệnh cần giảm chỉ số HbA1c. Để thực hiện đồng thời 2 mục đích này thì ngoài chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, người bệnh nên dùng một số loại thảo dược từ thiên nhiên như: khổ qua dây thìa canh linh chi … vừa giúp kiểm soát tốt biến chứng lại an toàn để sử dụng lâu dài, đặc biệt là đối với căn bệnh tiểu đường mà người bệnh vốn phải sống chung suốt đời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật