Nguyên nhân và các cách điều trị chứng hăm tã ở trẻ em
Phần lớn các loại tã trên thị trường đều có chức năng thẩm thấu chất lỏng tốt khi bé đi tiểu. Tuy nhiên, những chất thải thường kéo theo vô vàn vi khuẩn gây bệnh và có thể khiến bé bị hăm. Ngoài ra, làn da của bé cũng khá nhạy cảm và dễ bị hăm cho dù cha mẹ có duy trì thói quen thay tã thường xuyên cho bé.
Các nguyên nhân khác gây hăm ở bé
Phản ứng với hóa chất: chứng hăm tã ở bé có thể là kết quả của việc da bé bị chà xát vào bề mặt của tã; đặc biệt, loại tã này được sản xuất kèm những loại hóa chất nhạy cảm với da của bé. Do đó, nếu có điều kiện, cha mẹ nên sử dụng tã vải cho bé là tốt nhất.
Bé cũng có thể bị hăm do phấn rôm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng cho bé sau mỗi lần thay tã.
Phản ứng với thức ăn mới: nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khoảng thời gian bé thử một món ăn mới. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé.
Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, chứng hăm tã có thể là kết quả khi cơ thể bé phản ứng với những loại thức ăn mới từ người mẹ.
Nhiễm khuẩn: khu vực da được đóng tã ở bé thường là địa điểm ấm và ẩm ướt - môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bạn có thể thấy những vùng da có nếp gấp như bẹn của bé cũng dễ bị hăm.
Ngoài ra, nếu bé sử dụng kháng sinh (hoặc người mẹ sử dụng kháng sinh trong giai đoạn cho con bú) cũng dễ khiến bé bị mắc chứng hăm. Bởi vì, kháng sinh có khả năng làm suy yếu những loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé; đồng thời với việc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh cũng có thể khiến bé dễ mắc chứng tiêu chảy - nhân tố làm tăng cơ hội của chứng hăm tã ở bé.
Tưa lưỡi cũng là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với dấu hiệu bị hăm tã.
Cách phòng tránh
Một trong những phương pháp tránh hăm hiệu quả là bạn luôn giữ cho da (nhất là vùng da mông, bộ phận sinh dục) của bé được khô ráo. Do đó, bạn nên thay tã cho bé ngay khi bé đi tiêu hoặc đi tiểu. Khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi lần, bạn nên kiểm tra tình trạng tã cho bé. Bạn cũng nên giữ vệ sinh vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Nên nhớ, bạn chỉ lau rửa nhẹ nhàng và lau khô, thay vì chà xát da của bé.
Nếu dùng tã vải, bạn nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch và trước khi tã được mang phơi. Cách này giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.
Cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm, thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé. Hiện nay, vấn đề sử dụng phấn rôm cho bé đang còn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ không nên dùng phấn rôm thoa vào vùng kín của bé (nhất là bé gái) vì thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột hoạt thạch
Bạn cũng nên tránh để bé hít phải bột phấn rôm. Nếu bé hít phải một phần chất hoạt thạch có trong phấn rôm thì cũng có khả năng ảnh hưởng đến khí quản của bé.
Bạn có thể dùng một loại kem hoặc thuốc mỡ để bảo vệ và làm dịu da bé.
Khi bé bắt đầu ăn dặm bạn chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong một khoảng thời gian cố định (4 - 7 ngày). Sau đó, bạn nên chờ đợi và kiểm tra những dấu hiệu bị dị ứng thức ăn ở bé. Nếu không có vấn đề gì, bạn mới nên tiếp tục cho bé thử đồ ăn mới.
Bạn không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút.
Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt: sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh - yếu tố góp phần làm tăng chứng hăm tã ở bé.
Nếu thời tiết thuận lợi, tốt nhất, cha mẹ không nên đóng tã cho bé. Trường hợp này, bạn có thể dùng tã vải (hoặc xô màn mỏng, sạch) quấn nhẹ nhàng cho bé. Nếu bé đi tiểu, bạn nên thay tã ngay. Nếu bé đi tiêu, bạn có thể dùng giấy ướt lau nhanh cho bé làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố hàng đầu chống hăm cho bé.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:02 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:03 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:09 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:02 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:04 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:05 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:09 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:03 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:02 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:06 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023