Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ai cũng nên biết

Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2-4 và từ tháng 9-12 trong năm.

Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu của bệnh tay chân miệng? Bệnh thường gặp ở những độ tuổi nào?

Trả lời:

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. 

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, nếu chưa có miễn dịch

Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2-4 và từ tháng 9-12 trong năm. 

Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, từ các chất tiết mũi, miệng, phân nước bọt lúc trẻ bệnh ho hắt hơi

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

- Thời gian ủ bệnh: từ 3-6 ngày.

- Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 40oC.

- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

- Ăn kém, bú kém hoặc bỏ bú, bỏ ăn.

- Khó ngủ, quấy khóc, run chi giật mình nhiều một cách bất thường.

- Sang thương da niêm mạc chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay lòng bàn chân, gối, mông.

+ Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bọng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng lưỡi.

+ Sang thương ở da: thường là bọng nước, có đường kính 2-10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau khi bọng nước khô, để lại vết thâm da.

Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bọng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

- Các triệu chứng khi có biến chứng

+ Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ bứt rứt, lừ đừ, yếu chi co giật hôn mê

+ Triệu chứng của đường hô hấptim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.

Phân độ nặng của bệnh

- Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

- Độ 2: rung giật cơ, bứt rứt, chới với.

- Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ co giật hôn mê.

- Độ 4: suy hô hấp phù phổi tăng huyết áp trụy mạch.

Phân biệt với các bệnh khác

- Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bọng nước.

- Viêm da mủ: sang thương đau đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng

- Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật