Ung thư máu giai đoạn cuối - Chăm sóc người bệnh như thế nào?

Ung thư máu hay còn được gọi là bệnh bạch cầu (hay bệnh máu trắng) là hiện tế bào bạch cầu trong máu gia tăng một cách không kiểm soát. Bạch cầu là một trong số các tế bào miễn dịch có trách nhiệm bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi lượng bạch cầu trong máu quá lớn, chúng sẽ ăn hồng cầu. Ung thư máu giai đoạn cuối là khi hồng cầu bị tiêu diệt gây ra hiện tượng thiếu máu, ung thư máu, nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ tử vong.

Bệnh ung thư máu giai đoạn cuối không đồng nghĩa với án tử

Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Điều trị ung thư tế bào máu bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị căn bệnh ung thư máu này.

Kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu là gì?

Ghép tế bào gốc tạo máu (phương pháp ghép tủy) là một ký thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý huyết học và ung thư máu giai đoạn cuối. Các bác sỹ tiến hành ghép tế bào gốc lấy từ tủy xương hoặc từ máu để ghép vào cơ thể người bệnh nhằm điều trị các bệnh lý huyết học, miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý liên quan khác.

Một số phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu phổ biến.

– Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân: Phương pháp này đơn giản là lấy tế bào của chính cơ thể bệnh nhân để đem đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt rồi đem cấy lại trên cơ thể người bệnh.

– Phương pháp cấy ghép tế bào dị thân: Khác với ghép tự thân là tế bào gốc ở đây được lấy từ một cá thể khác, mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt rồi cấy trở lại cơ thể người bệnh. Ưu điểm, tế bào khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh từ tế bào cũ. Tuy nhiên rủi ro loại thải tế bào khá cao, nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Cấy ghép tế bào máu gốc mang lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối

Cấy ghép tế bào máu gốc mang lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối

– Phương pháp ghép từ tế bào máu ngoại vi: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp tủy của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm tế bào ung thư máu giai đoạn cuối, hoặc phương pháp nuôi cấy tế bào tủy xương thất bại.

Ung thư máu là căn bệnh duy nhất của cơ thể không xuất hiện các khối u Biểu hiện ở giai đoạn đầu không rõ, do vậy đa số người bệnh phát hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như thường xuyên đau nửa đầu chóng mặt tụt huyết áp mất ngủ cơ thể suy nhược. Phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối như thế nào?

Đội ngũ chăm sóc điều trị bệnh nhân ngoài các bác sĩ trực tiếp điều trị còn có y tá, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng và người thân của bệnh nhân.

– Về đội ngũ cán bộ y tế (bao gồm các bác sỹ, điều dưỡng): Các bác sĩ cùng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Bên cạnh áp dụng các kỹ thuật điều trị trực tiếp, bác sĩ cũng đồng thời cho bạn sư dụng các loại thuốc có tác dụng chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.

– Các điều dưỡng và các bác sỹ thường xuyên thăm hỏi, động viên bệnh nhân, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi cụ thể.

– Có những thủ thuật can thiệp kịp thời góp phần làm giảm các triệu chứng trong quá trình điều trị.

– Thực hiện các xét nghiệm liên quan để đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối cần được chăm sóc đặc biệt

Bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối cần được chăm sóc đặc biệt

– Lập kế hoạch ăn uống nghỉ ngơi phù hợp.

– Hướng dẫn cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

– Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc nghỉ ngơi phù hợp.

– Có kế hoạch chăm sóc, động viên tinh thần bệnh nhân kịp thời. Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời bệnh nhân thường có tâm lý cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng… thái độ phục vụ, chăm sóc của đội ngũ y bác sỹ có vai trò giúp người bệnh vui vẻ, tâm lý an toàn.

– Về phía người nhà bệnh nhân.

Khi trong gia đình có người mắc ung thư máu giai đoạn cuối, tâm lý chung là lo lắng đau khổ, bất an, suy sụp. Do đó, để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, người thân cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho mình, không vì quá lo lắng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Người nhà cần cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, tỉnh táo để có thể chấp nhận những rủi do có thể đến bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, người thân cần tránh cho bệnh nhân những xúc động mạnh, tránh lo nghĩ, động viên tinh thần để bệnh nhân yên tâm chiến đấu với bệnh tật tốt hơn, khi bệnh nhân có những triệu chứng bất thường gia đình cần báo ngay cho cán bộ y tế để có những can thiệp kịp thời.

Ung thư máu giai đoạn cuối là một căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Các bạn hãy nhớ chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và người thân thật chu đáo để hạn chế cũng như mắc căn bệnh nguy hiểm này

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật