Ngày càng đẹp hơn bởi biết và xử lý đúng cách mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho đến 30 - 40 tuổi. Một số trường hợp trứng cá giảm dần, nhưng có rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, từng đợt phát triển. Vì vậy, ở người trẻ, nhất là phái đẹp, cần có kiến thức để nhận biết từng loại, điều trị kịp thời, phù hợp nhằm hạn chế sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.

Trứng cá nghề nghiệp: Đối với một số người hay tiếp xúc với môi trường làm việc thường xuyên nhiều loại hóa chất có thể gây thương tổn dạng trứng cá. Bệnh thường gặp ở những công nhân, thợ sửa chữa máy do tiếp xúc với dầu thô, sáp...

Tổn thương thường tương ứng với vị trí tiếp xúc của da và thấy ở cánh tay, đùi, thân mình, đặc biệt ở những công nhân quần áo bị ngấm dầu mỡ, vì vậy gọi là trứng cá hạt dầu. Biểu hiện của mụn trứng cá này gần giống như trứng cá thường: nhân, sẩn, mụn mủ và nang.

Trứng cá  ở trẻ em (Preadolescent acne): Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể phát triển ở những bé từ vài tuần sau sinh đến 3 tuổi, đa số ở bé nam và thường nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác. Vị trí tổn thương thường thấy mụn xuất  hiện ở gò má, trán, cằm của bé. Bệnh có thể tự khỏi sau 4 tuần lễ hoặc sau 1-3 tháng, chỉ cần giữ vệ sinh da mặt cho bé, không cần điều trị đặc hiệu. Nguyên nhân bé sơ sinh bị mụn trứng cá có thể là do yếu tố gia đình Vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối không tự ý  sử dụng các loại kem, thuốc bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh có thể làm hỏng da mặt của bé và làm bệnh nặng thêm.

Khi có nhiều mụn trứng cá cần đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng.

Khi có nhiều mụn trứng cá cần đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng.

Trứng cá thông thường: Là thể rất phổ biến ở cả hai giới, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các tổn thương khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như mặt (má, trán, cằm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai. Đôi khi nhân trứng cá ở vành tai, bọc ở ống tai, màng nhĩ và đặc biệt gặp tổn thương u, cục, nang ở cổ, gáy. Tổn thương rất đa dạng: Nhân trứng cá, sẩn nang lông, sẩn mụn, mụn mủ, u viêm tấy, áp-xe trung bì và hạ bì. Các thương tổn này không phải thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân.

Trứng cá đỏ: là một quá trình viêm mạn tính ở mặt, đặc biệt vùng mũi. Bệnh được đặc trưng bởi ban đỏ, sẩn mụn mủ giãn mạch và có tăng sinh phì đại tuyến bã - làm cho mũi phát triển to hơn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn tuổi từ 30 - 50 tuổi, do nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh và nhất là người có cơ địa da dầu Cà phê, trà đặc cũng làm tăng bệnh nên phải tránh các đồ uống này. Tổn thương trứng cá đỏ thường ở vùng giữa mặt, tiến triển qua nhiều giai đoạn. Trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, đôi khi nổi cộm giống như u hạt Sau nhiều đợt tiến triển, nhất là ở nam giới thường có phản ứng phì đại, xơ hóa ở vùng mũi tạo thành mũi sư tử. Ổ nhiễm khuẩn cũng đã được đề cập đến, đặc biệt là vai trò của Propionibacterium acnes và Demodex folliculorum.

Trứng cá mạch lươn: Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, bắt đầu sau tuổi dậy thì. Vị trí thường gặp là ở ngực, mặt, lưng, vai và cổ… Mới đầu, mụn ở nang lông, sau đó phát  triển to dần và loét rất đặc biệt. Các ổ mủ nông và sâu, có khi rất to, bệnh nhân có thể bị đau nhức khi có nhiều mủ. Khi khỏi thường để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng khó chữa.

Trứng cá sẹo lồi: Mụn trứng cá to, viêm đỏ, khi nổi lên đã thường là một cục rất lớn, khi khỏi để lại các sẹo lồi cao lên trên bề mặt da. Vị trí hay gặp ở vùng cằm, vùng da ngay dưới tai, lưng, ngực.

Trứng cá kê hoại tử: Bệnh thường gặp ở nam giới, vị trí thường thấy mụn ở  trán, ở thái dương, rìa tóc mọc đối xứng. Ban đầu mụn trứng cá là sẩn nang lông màu hồng, thường có ngứa và nhanh chóng biến thành mụn mủ mầu ngả nâu, bám rất chắc, xung quanh có một bờ viêm sưng tấy, dưới vẩy là một ổ loét nhỏ, sau để lại sẹo lõm tồn tại vĩnh viễn.

Trứng cá do thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây nên thương tổn dạng trứng cá Các loại thuốc và hoá chất có thể gây trứng cá như: các thuốc chống lao thuốc chống động kinh, thuốc hướng thần, thuốc chống phân bào, corticosteroid… Tuy nhiên, khó có thể phân biệt với trứng cá thực sự. Để nhận biết mụn trứng cá do thuốc, cần phải dựa vào đặc điểm lâm sàng, điều kiện xuất hiện và tiến triển của bệnh để nghĩ đến trứng cá do thuốc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trên thực tế, khi bị mụn trứng cá rất nhiều người thường tự mua thuốc điều trị, theo kinh nghiệm của người quen, thuốc tự chế... Đây là sai lầm phổ biến. Việc này dẫn đến tình trạng bệnh nặng nhiễm trùng hơn do tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài ra, nhiều người trong đó thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì thường cạy nặn khiến mụn trứng cá ở giai đoạn bội nhiễm mới khám và điều trị dẫn đến lớn chỉ đến khám khi đã bội nhiễm khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Vì vậy, khi bị mụn trứng cá không được cạy nặn mụn vì điều này rất nguy hiểm bởi gây ra vết thương hở, tổn thương mao mạch dẫn đến vi khuẩn trên bề mặt da dễ dàng xâm nhập, từ đó gây nhiễm trùng. Thậm chí, nếu không đảm bảo vệ sinh, vết cạy mụn đó cũng là con đường mà vi khuẩn có thể đi qua rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Nếu tình trạng không thuyên giảm thì cần đến đúng chuyên khoa để được khám, điều trị đúng căn nguyên gốc. Việc điều trị, kê đơn phải phù hợp với lứa tuổi và giới tính tình trạng mỗi người.

Khi bị mụn trứng cá, hằng ngày cần rửa mặt nhẹ nhàng, không chà mạnh bằng nước máy sạch hoặc nước muối pha loãng (thật nhạt). Nếu muốn sử dụng sữa rửa mặt, nên có sự tư vấn của thầy thuốc cho phù hợp với từng loại da. Không tự ý bôi thuốc, các chế phẩm tự chế, không dùng mỹ phẩm đắp mặt nạ khi đang bị mụn trứng cá. Ăn uống nhiều đồ có tính mát, giàu vitaminsinh tố Kiêng đồ nhiều đường, nóng như: nước ngọt các loại quả ngọt ớt hạt tiêu, cà phê, trà đặc...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật