Bé sẽ mãi chậm lớn, biếng ăn vì mẹ đang bổ sung kẽm cho trẻ theo cách sai lầm

Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ vì vậy các mẹ cần lưu ý bổ sung cho con đúng cách tốt nhất.

Kẽm có thực sự cần thiết cho trẻ?

Khi bé biếng ăn phát triển chậm, nhiều bà mẹ thường có tâm lý lo lắng và cho rằng: "bổ sung kẽm là cần thiết cho trẻ nhỏ, giúp trẻ kích thích ăn ngon, giúp tăng trưởng cho các bé còi". Vì thế, nhiều cha mẹ đã mua kẽm cho bé uống , thậm chí cho bé dưới 6 tháng tuổi cũng được mẹ tích cực bổ sung thêm. 

Kẽm (tiếng Anh trên các nhãn thuốc là ZINC) là nguyên tố cần thiết cho hoạt động của các enzymehệ miễn dịch Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ thì việc bổ sung kẽm cho trẻ cần được thực hành đúng vì kẽm là nguyên tố nằm trong mục không được bổ sung tùy tiện cho nhi khoa và chỉ được dùng khi bác sĩ chỉ định. 

Theo báo cáo thử nghiệm lâm sàng trên 709 bé từ 6 tháng- 31 tháng tuổi của Gs.Bs. Muller cho thấy bổ sung kẽm không cải thiện bé ăn ngon hay giúp tăng trưởng. Do đó, liều bình thường 2 mg trong các thuốc ăn ngon không có tác dụng lên cải thiện tăng trưởng hay giúp các bé ăn ngon, chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự thiếu hụt kẽm cho bé.

Điều đáng nói là mẹ thường bổ sung cho bé kẽm bằng các loại thuốc/cốm ăn ngon. Thế nhưng, thuốc/cốm ăn ngon thường chứa kẽm (zinc) với các nguyên tố khác là Sắt (iron), Đồng (Copper), và canxi (Calcium). Nếu sản phẩm chứa đồng thời các nguyên tố trên, do tỷ lệ các nguyên tố (Sắt, đồng hoặc canxi) với thành phần cao, trong khi kẽm là thành phần thấp, điều này có thể dẫn đến nguy cơ cản hấp thụ các nguyên tố trên từ thuốc cũng như từ thực phẩm các bé ăn hằng ngày - theo báo cáo của GS.BS Naira, trưởng Khoa Nhi BV Donorte.  

Như vậy, việc cha mẹ bổ sung các thuốc chứa kẽm với các nguyên tố khác (không theo chỉ định) cho các bé sẽ làm giảm hấp thu thức ăn, thậm chí có thể có nguy cơ bệnh lý. Do đó, việc lựa chọn 1 sản phẩm bổ sung kẽm cho bé cha mẹ cần tìm hiểu một cách khoa học hoặc tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng  

Bổ sung kẽm cho bé yêu như thế nào  

Chuyên gia cho rằng, các bé bú mẹ hoàn toàn nếu bú đủ lượng bé cần mỗi ngày thì đã đủ lượng kẽm bé cần trước 6 tháng tuổi. Các bé bú sữa công thức thì đọc thành phần sữa đa phần sữa đã bổ sung đủ kẽm cần thiết cho bé. Sau 6 tháng tuổi - 3 tuổi, bé có thể lấy nguồn kẽm tự nhiên từ thực phẩm như thịt bò heo, tôm, trái bơ, các loại đậu, hải sản (nhu cầu chỉ cần 3mg/ngày).  

Trường hợp nếu bổ sung kẽm từ thuốc bổ sung thì cần sự tư vấn của bác sĩ và nên đọc kĩ thành phần thuốc trước khi cho bé dùng (đặc biệt các sản phẩm tự cho là "giúp bé ăn ngon").  

Cách đọc các thành phần bổ sung:  

Trong thành phần: Kẽm (Zinc) không nên đi kèm với các nguyên tố Sắt (iron), Đồng (Copper), hoặc canxi (Calcium). Sự tương tác các thành phần này có thể ảnh hưởng đến trạng thái dinh dưỡng sức khỏe của bé như tình trạng biếng ăn lập lại giấc ngủ xáo trộn và 1 số bệnh lý nguy hiểm khác.   +Hàm lượng Kẽm không quá 2-3 mg trong thành phần. Hàm lượng cao hơn chỉ do chuyên gia dinh dưỡng chỉ định.  

Trong thành phần không có chứa đường (sugar)- thường gặp ở các dạng siro hay cốm, các bé dưới 1 tuổi là không nên chọn các sản phẩm chứa đường (sugar).  

Nhu cầu kẽm theo độ tuổi   

Trẻ từ  0-6 tháng tuổi: 2mg/ngày  

Trẻ từ 7-11 tháng: 3mg/ngày  

Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ngày  

Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày  

Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày  

Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé trai 11mg/ngày và bé gái khoảng 9mg/ngày  

Nếu bé nhà bạn đang có những biểu hiện như chán ăn chập phát triển về trí não cũng như thể lực suy dinh dưỡngcác bệnh về da, niêm mạc… thì đã đến lúc bạn nên xem lại khẩu phần ăn của bé rồi đấy!  Dưới đây là bảng tham khảo thành phần kẽm có trong một số loại thực phẩm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chế biến thức ăn cho bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật