Cậu bé bị gãy xương do rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng

Một bé trai 7 tuổi, người Bồ Đào Nha, thường xuyên bị gãy xương do mắc bệnh Celiac.

Gãy xương thường xảy ra ở trẻ em đối tượng hiếu động, hay chạy nhảy vui đùa. Nhưng đối với một bé trai 7 tuổi, người Bồ Đào Nha, việc gãy xương lại do rối loạn tiêu hóa

Theo LiveSience, cậu bé được gia đình đưa đi khám bác sĩ sau khi bị gãy xương 3 lần trong 2 năm. Các bác sĩ điều trị đã bối rối bởi tình trạng này, bởi em có chế độ ăn uống lành mạnh uống rất nhiều sữa và sản phẩm từ sữa.

Các kết quả kiểm tra máu và xương của cậu bé cũng rất khả quan. Lượng canxi phốt pho và magiê trong máu đều ở mức bình thường để đảm bảo cho xương phát triển khỏe mạnh.

Nhưng kết quả xét nghiệm máu của cậu bé cũng phát hiện được một lượng lớn kháng thể nghi ngờ có liên quan đến bệnh Celiac. Một chuyên gia về hệ tiêu hóa cũng đồng tình với chẩn đoán của các bác sĩ.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm, các chuyên gia cho rằng cậu bé đã mắc bệnh Celiac, một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Những người mắc bệnh Celiac không thể dung nạp gluten một loại protein có trong lúa mì lúa mạch đen và đại mạch. Khi ăn gluten hệ đề kháng sẽ tạo ra kháng thể phá hủy niêm mạc ở ruột non khiến cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng Điều này khiến việc ăn uống trở nên khó khăn vì gluten được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩmthuốc men.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thiếu máu tiêu chảy sút cân, rụng răngloãng xương Đây có thể là nguyên nhân lý giải tại sao cậu bé bị gãy tay nhiều lần. Các chuyên gia tin rằng sự thiếu hấp thụ có thể làm giảm mật độ xương khiến chúng giòn hơn.

Các bác sĩ đã cho cậu bé một chế độ ăn không có gluten nhằm nỗ lực cải thiện tình trạng xương một cách tổng thể. Phương pháp này đã mang lại thành công, em không bị gãy xương thêm một lần nào trong gần 4 năm sau đó.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật