6 câu hỏi ai cũng thắc mắc về "chuyện ấy" khi mang thai

"Chuyện ấy" với các mẹ luôn là chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là "chuyện ấy" trong thai kì. Hãy cùng tìm hiểu 6 câu hỏi mà mẹ bầu nào cũng thắc mắc về chủ đề này.

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc về “chuyện ấy” trong thai kì, thế nhưng, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc này không gây quá nhiều nguy hiểm cho bào thai và mẹ bầu. Mặc dù vậy, có rất nhiều câu hỏi “thầm kín” mà mẹ bầu thường thắc mắc về vấn đề này, tiêu biểu là 6 câu hỏi dưới đây.

Hiểu về "chuyện ấy" đúng để có một thai kì thật thoải mái và dễ chịu bạn nhé!

Hiểu về "chuyện ấy" đúng để có một thai kì thật thoải mái và dễ chịu bạn nhé!

“Chuyện ấy” có dẫn đến sảy thai không?

Theo bà Leah Millheiser, bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa, giám đốc chương trình y tế về nữ giới ở Stanford, việc quan hệ tình dục không phải là nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai Ngay cả trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi nguy cơ sảy thai là cao nhất, việc quan hệ tình dục cũng không phải là điều đáng lo ngại đối vói mẹ bầu.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đe dọa sảy thai hay bị chảy máu chuyển dạ sớm, bị nhau tiền đạo…thì quan hệ tình dục là hoạt động bạn nên tránh.

Nhu cầu của tôi cho chuyện đó sẽ cao hơn hay ít hơn bình thường?

Thông thường, ham muốn của mẹ bầu sẽ cao nhất vào tam cá nguyệt thứ hai

Thông thường, ham muốn của mẹ bầu sẽ cao nhất vào tam cá nguyệt thứ hai

Mặc dù mỗi người có nhu cầu khác nhau cho “chuyện ấy” ham muốn tình dục của mẹ bầu thường mạnh nhất vào tam cá nguyệt thứ hai khi các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt và gia tăng lượng hóc-môn trong cơ thể. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy buồn nôn chóng mặt mệt mỏi đặc biệt, khiến họ giảm ham muốn còn ở tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể nặng nề do tăng cân nhiều đau lưng…khiến mẹ bầu e ngại việc “thân mật” với chồng mình.

Liệu chồng tôi có thể làm tổn thương bào thai không?

Sự thật là, thường thì “cái đó” của chồng bạn không đủ lớn để chạm tới túi thai. Thêm vào đó, có rất nhiều thứ ngăn cách giữa thai nhi và âm đạo của người mẹ, bao gồm cổ tử cung túi nước ối và tử cung. Ngay cả trong tam cá nguyệt thứ 3, khi cổ tử cung của bạn có thể giãn nở một chút, “cái đó” cũng khó có thể tổn thương em bé trong bụng.

Liệu cơn cực khoái có khiến tôi chuyển dạ sớm không?

Thường thì câu trả lời là không. Bác sĩ Millheiser cho biết “Tỉ lệ cơn cực khoái gây ra chuyển dạ sớm cực kì thấp và hiếm gặp”. Khi bạn đạt cực khoái, cơ thể bạn sẽ tiết ra hóc-môn oxytocix, khiến cho tử cung của bạn co rút, vì thế, tử cung của bạn co rút khi đạt cực khoái là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn co rút này kéo dài từ một đến hai giờ và tái diễn ngày càng dày hơn, thì có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu cần phân biệt co rút tử cung khi đạt cực khoái và dấu hiệu chuyển dạ sớm

Mẹ bầu cần phân biệt co rút tử cung khi đạt cực khoái và dấu hiệu chuyển dạ sớm

Đồng thời, khi thai đã được 38 tuần tuổi hoặc bạn chuyển bị đến ngày dự sinh cực khoái có thể giúp bạn nhanh chuyển dạ hơn.

Tư thế quan hệ nào là tốt nhất cho mẹ bầu?

Những tư thế không tạo ra nhiều áp lực cho tử cung của mẹ bầu sẽ là lí tưởng cho “chuyện ấy” khi mang thai Mẹ bầu cũng nên tránh các tư thế truyền thống do sức nặng của chồng đè lên bụng có thể khiến mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến em bé.

Quan hệ bằng miệng có an toàn trong thời gian mang thai không?

Cách quan hệ tình dục này sẽ hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu nếu như chồng của bạn không thổi khí vào bên trong tử cung của bạn. Mặc dù tỉ lệ xảy ra tình trạng “tắc nghẽn không khí” – nghĩa là không khí xâm nhập vào mạch máu gây tắc nghẽn mạch máu- khi quan hệ bằng miệng khá là thấp, tuy nhiên, nguy cơ này sẽ cao hơn khi mang bầu, do trong thai kì, thành mạch máu ở khung chậu của mẹ bầu thường bị giãn ra, dễ dàng bị không khí xâm nhập vào bên trong.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật