Tại sao quả nhãn lại không tốt cho phụ nữ mang thai?

Ngoài những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe thì quả nhãn lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Tại sao vây?

Nhãn hay long nhãn là một loài quả được trồng rất nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Hưng Yên. Theo Đông y, nhãn là một loại quả quý, tính ôn, có vị ngọt thơm và dễ ăn. Không những vậy, nó còn rất bổ có tác dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Long nhãn từ xưa nay nổi tiếng là sản phẩm bổ dưỡng. Cùi nhãn, vỏ quả, rễ, hạt, hoa, lá đều có giá trị chữa bệnh khá cao. Tác phẩm y học cổ xưa nhất Trung Quốc còn lại tới nay là cuốn "Thần nông bản thảo kinh" có nói, long nhãn chủ trị "ngũ tạng tà khí, an thần, kích thích tiêu hóa trừ độc do côn trùng đốt, diệt 3 loại sâu bọ.

Cuốn "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân viết: "Long nhãn vị ngọt, bổ tỳ vị, bổ hư, tăng cường trí tuệ Danh y Trương Tích Thuần đã khái quát công dụng của long nhãn là: "Bổ tâm huyết, tâm khí, tỳ huyết, khỏe tỳ vị, chữa lo lắng quá độ, thương tổn tâm lý, hồi hộp mất ngủ tiêu chảy do tỳ hư".

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro lipid vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi phốt pho, sắt... Nghiên cứu về dược lý cho thấy long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào.

PGS. TS Trần Đình Toán , Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Trong long nhãn có sacaroza, glucoza protein axit tatric, chất béo sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza…

Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc thuốc cao, thuốc hoàn rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ suy nhược thần kinh  

Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng cao huyết áp tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều.

Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai ra huyết đau bụng đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.

Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật