Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh non ngay tại nhà

Trẻ sinh non vốn đã chịu rất nhiều thiệt thòi bởi không được hưởng đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ và cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt để nhanh chóng lấy lại cân nặng đạt chuẩn.

Nếu có những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên thận trọng với nguy cơ sinh non

Trẻ sinh non đối diện với nhiều nguy cơ mắc bệnh

Sinh non là hiện tượng tương đối phổ biến, xảy ra với khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai sinh non được tính khi việc sinh nở diễn ra trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ những ca sinh non ngày càng cao trong cuộc sống hiện đại. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh non của các mẹ bầu như mẹ mắc bệnh trong thai kỳ dị tật bẩm sinh ở tử cung mẹ bầu bị stress trầm trọng, thiếu vitamin B9 mang thai khi tuổi dưới 17 hoặc trên 40, nghiện các chất kích thích nguy cơ từ các cặp vợ chồng hiếm muộn…

Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra với cân nặng chỉ 500 - 700g. Dù đã được điều trị thành công nhưng trẻ cũng sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh về sau.

Sinh non là hiện tượng tương đối phổ biến

Sinh non là hiện tượng tương đối phổ biến

Trẻ sinh non thường phải đối diện với các bệnh như: suy hô hấp viêm ruột hoại tử nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ, bệnh tim hạ đường huyết hạ thân nhiệt rối loạn điện giải vàng da nhiễm khuẩn xuất huyết não…

Do vậy, đối với những trẻ sinh thiếu tháng phải tuân thủ theo phác đồ nghiêm ngặt và đòi hỏi sự kiên trì theo dõi sát sao từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Tuy nhiên, sau giai đoạn trẻ được chăm sóc tại trung tâm, nhiều ông bố bà mẹ vẫn gặp phải không ít khó khăn trong việc chăm sóc trẻ

Cha mẹ lóng ngóng khi chăm sóc trẻ sinh non

Tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – BV Phụ sản Trung ương có không ít những câu chuyện liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh khiến các bác sĩ dở khóc, dở cười.

Khi con nằm viện gia đình nào cũng mong ngóng tới ngày con được xuất viện. Nhưng đến hôm được đón con về, ôm con trên tay, lóng ngóng, lo sợ bị lọt tay, họ một mực xin các bác sĩ cho cháu được nằm thêm trong khoa bởi về nhà không biết sẽ chăm sóc như thế nào?

Theo Ths.BS Lê Minh Trác – Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh cho hay: “Trước khi cho các cháu về với gia đình, các bác sĩ đều hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc trẻ tại nhà. Nhưng không ít bố mẹ do thấy con nhỏ quá sợ không chăm sóc được.

Nhưng khi các bác sĩ nhận thấy trẻ đủ khả năng sinh tồn với môi trường bên ngoài mới cho trẻ về. Vì trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và nhất là được ủ ấm bằng hơi mẹ sẽ là điều tốt nhất cho sự phát triển. Hơn nữa, trong điều kiện quá tải hiện nay, sẽ không thể đủ giường, đủ các y bác sĩ để chăm sóc dài ngày cho mỗi cháu như vậy”.

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Theo bác sĩ Trác, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh non tại nhà cũng cần đảm bảo rất nhiều yếu tố. Về dinh dưỡng sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, người mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo nguồn sữa cho con bú.

Lượng sữa cần cho trẻ sinh thiếu tháng đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Các mẹ cần tăng số lượng bữa sữa trong ngày cho trẻ, khoảng 1,5 - 2 giờ cần cho trẻ ăn một lần, cho đến khi trẻ phát triển hơn thì khoảng cách này thưa dần.

Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú. Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh thiếu tháng các bà mẹ nên tìm sự tư vấn các bác sĩ dinh dưỡng và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ sinh thiếu tháng cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.

Trẻ sinh non thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với trẻ khác. Do vậy, cha mẹ cần hết sức thận trọng để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, đặc biệt là những ngày đầu mới về nhà.Tránh để trẻ tiếp xúc với những môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao, những nơi đông người.

Về mặt vệ sinh, nhiều cha mẹ sợ cơ thể con còn non nớt nên thường hạn chế tắm cho bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì da bé bẩn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Cha mẹ cần tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, tắm nhanh cho trẻ và cần lau khô sau khi tắm.

Bố mẹ cũng cần thường xuyên massage cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện cả 5 giác quan Việc massage giúp bé sinh thiếu tháng nhanh cứng cáp, giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bé, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da, và một điều rất quan trọng là nó giúp tăng cường sự kết nối tình mẫu tử, giúp bé gần gũi hiểu mẹ hơn.

Khi trẻ nhiễm bệnh hoặc có những dấu hiệu lạ như bú kém khó thở vàng da nhiều tăng nhanh, cơ thể tím tái…cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật