Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận biết nhất

Hiện nay, tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn diễn ra tại nhiều địa phương ở nước ta, nếu không được phát hiện sớm thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ gia đình và xã hội. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, hệ miễn dịch kém nên rất dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

- Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡngbuồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng thể hiện qua hoạt động thường ngày của trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng thể hiện qua hoạt động thường ngày của trẻ

- Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng

- Cách thứ hai nhận biết dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

- Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng

- Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa cháo, chè chuối Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt.

Nhận thức sai về cách ăn uống khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

Nhận thức sai về cách ăn uống khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

- Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn.

Việc cha mẹ cần làm

- Theo dõi sát chế độ ăn uống của trẻ xem trẻ có ăn hết suất ăn hay không và bé có ăn đủ bữa mỗi ngày hay không.

- Quan sát da, cơ răng tóc của trẻ xem có những thay đổi như: da nhợt nhạt xanh xao, cơ nhão, chậm mọc răng rụng tóc vùng chẩm hay không

- Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi).



- Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao hoặc tại nhà hàng tháng để theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân chậm tăng chiều cao của trẻ

- Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnhnhiễm trùng không.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng và điều trị đúng nguyên nhân ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể trang bị thêm cho mình kiến thức vào cuốn sổ kinh nghiệm chăm sóc con để con phát triển khỏe mạnh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật