Mẹ thông thái là mẹ không ngại ngần cho trẻ ăn dặm muộn - Các mẹ đã biết vì sao chưa?

Nhiều bố mẹ cho rằng ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ nhanh làm quen với thức ăn và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên các nhà khoa học lại chứng minh ngược lại và chỉ ra 7 lợi ích bất ngờ của việc trẻ ăn dặm muộn.

Duy trì nguồn sữa mẹ

Khi ăn dặm, trẻ sẽ bú mẹ sẽ ít đi. Các mẹ nên biết rằng khi trẻ ăn dặm sớm và ít bú mé sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dưỡng chất mà cơ thể bé cần thấp thụ. Bởi lẽ đồ ăn dặm không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà đáng nhẽ ra các bé sẽ được nhận từ sữa mẹ.

Nhu cầu sữa của trẻ ít đi khiến cơ thể người mẹ cũng không còn sản xuất được nhiều nữa. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ ăn dặm sớm thường có xu hướng cai sữa sớm hơn những trẻ khác.

Trẻ ăn dặm muộn ít bị bệnh hơn

Việc bú sữa mẹ càng lâu càng giúp trẻ phòng chống bệnh tật tốt hơn do sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể có lợi cho trẻ. Đây cũng là lý do chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu bị nhiễm trùng ít 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác.

Hệ thống tiêu hóa hoàn thiện hơn

Hệ tiêu hóa của trẻ cần phải có thời gian mới hoàn thiện và có thể tiêu hóa được thức ăn. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị quá tải do chưa thực sự sẵn sàng để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng

Ngoài ra ăn dặm quá sớm còn khiến trẻ bị đau bụng đầy hơi táo bón tiêu chảy khó tiêu  Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm ở thời điểm thích hợp để tránh cho trẻ mắc phải bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày sau này.

Giảm nguy cơ trẻ bị hóc thức ăn, ngạt thở

Ở độ tuổi chưa sẵn sàng ăn dặm, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, trẻ dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra trẻ có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.

Ít bị dị ứng thực phẩm

Ăn dặm sớm sẽ khiến cho trẻ dễ bị dị ứng thức ăn do hệ tiêu hóahệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, trẻ dưới 4 tháng tuổi đã được ăn dặm sẽ có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm.

Từ khi sinh ra cho đến khi đạt 4 - 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ ở trạng thái “đường ruột mở”. Điều này có nghĩa là không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn, bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu.

Nếu trẻ bú sữa mẹ, điều này là rất có lợi vì nó cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ xâm nhập trực tiếp vào máu trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn dặm, các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm hơn.

Giảm nguy cơ trẻ thiếu máu vì thiếu sắt

Việc cho trẻ ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của trẻ. Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6,7. Do vậy, chỉ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, các mẹ mới nên nghĩ đến việc cho con ăn dặm. 

Trẻ dễ dàng hợp tác hơn

Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ cảm thấy hào hứng, thoải mái và hợp tác hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp trẻ không rơi vào tính trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật