Những sai lầm phổ biến trong cách mẹ nấu ăn khiến con suy dinh dưỡng

Nhiều bà mẹ luôn than phiền rằng sao con nhà mình mãi mà không tăng cân nào, hay như nhìn con mập mạp thế này mà bác sĩ lại nói con bị thiếu vi chất.

Để giải đáp thắc mặc của nhiều gia đình thì các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mấu chốt là ở các nấu nướng và chế biến của các mẹ.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi nấu cháo cho con của đa số bà mẹ có con nhỏ.

Một lần đứng buôn với mầy người hàng xóm, thấy một bà mẹ trẻ đang ép con ăn, với đủ lời đe nẹt có, dỗ ngọt có mà cu cậu chẳng chịu ăn.

Khi 2 mẹ con tiến lại gần mình thấy bát cháo đã vữa lắm rồi. Đành góp ý, thôi nấu bát khác chứ bát này vữa thế ăn làm sao.

Mẹ giải thích đâu em vừa nấu đấy chứ, con ăn đã được 2 miếng đâu. Vậy sao mà bát cháo lại ra nông nỗi này.

Rất nhiều bà mẹ chia sẻ rằng sao không cho thêm chút đậu xanh vào cho nó mát, cháo lại ngon, nhưng với 1 em bé hai tuổi liệu đã ăn được ngũ cốc chưa hay việc cho thêm vào chỉ làm cho con bị đầy bụng khó tiêu lười ăn vẫn hoàn lười ăn.

Có bà mẹ lại chia sẻ rằng, hầm thêm nước xương cho có chất, nhưng thực tế nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm.

Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chứa rất ít đạm và canxi

Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng hơn nữa, còn gây khó tiêu dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Nhiều bà mẹ lại nói không nên cho dầu ăn vào cháo của con, hoặc nếu cho phải cho ngay từ đầu. Đây là một sai lầm  bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác.

Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …).

Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ. Nên cho dầu ăn vào cháo khi cháo chuẩn bị bắc xuống là hợp lý nhất.

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản.

Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại.

Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng

Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật