Những thời điểm nào không được sử dụng nước dừa

Nước dừa là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách thì nước dừa sẽ khiến cơ thể bạn gặp phải vấn đề.

Tránh lạm dụng, uống quá nhiều

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên, không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như: đầy bụng dị ứng xanh da... Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh huyết áp thấp cảm lạnh thấp khớp bệnh trĩ thì không nên dùng vì có thể đem lại những tác hại khôn lường.

Không nên uống khi vừa đi nắng về

Dừa và những loại quả nhiều nước đều có tính làm mát , khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng khó tiêu người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

Trẻ dưới 6 tháng không nên uống nước dừa

Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.

Nguy hại khi uống nước dừa vào buổi tối

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là với nước đá). Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa nước đá ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền.

"Kị" người cao huyết áp

Dù không có nhiều đường nhưng dừa vẫn chứa một lượng carbohydrate không nhỏ. Đây chính là nguyên nhân vì sao những người tiểu đường cũng như bệnh nhân huyết áp cao không nên sử dụng nước dừa quá thường xuyên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật