Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung - độ tuổi nên tiêm phòng là bao nhiêu?

Theo khảo sát, ở Việt Nam cứ 100.000 phụ nữ lại có 20 người bị mắc ung thư cổ tử cung trong đó có 11 người tử vong Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và tiên tiến, văcxin giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã ra đời giúp hạn chế được tử lệ mắc bệnh tốt hơn. Văcxin HPV chính là văcxin giúp phòng ngừa ung thử cổ tử cung Vậy, có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Tuy nhiên, một loạt thông tin không có căn cứ khẳng định tiêm văcxin HPV gây ra nhiều tác dụng phụ khiến dư luận thêm hoang mang.

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

HPV là gì? Đây là tên viết tắt của một loại virus (có tên là Human papilloma virus) gây u nhú ở người, có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Có hơn 100 type HPV, trong đó có khoảng 30 - 40 type có thể gây ra các bệnh sinh dục như viêm nhiễm mụn cóc ung thư âm hộ âm đạo, cổ tử cung.

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung là điều mà nhiều chị em rất hoang mang

Có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung là điều mà nhiều chị em rất hoang mang

Trước khi trả lời câu hỏi có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung hãy xem nhận định về loại vacxin này thế nào: Văcxin HPV được các bác sĩ trong nước và quốc tế đánh giá là có khả năng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Những năm gần đây, các hoạt động nâng cao nhận thức, khuyến khích tiêm văcxin phòng bệnh được đẩy mạnh giúp cho tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở nước ta có xu hướng giảm.

Theo báo cáo của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, năm 2008, Việt Nam mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và 17 trường hợp mới được chẩn đoán. Nhưng đến năm 2016, con số này giảm xuống còn khoảng 7 người tử vong và 14 ca mắc mới mỗi ngày.

Trong thời gian gần đây, bất ngờ xuất hiện tin đồn không có căn cứ khoa học cho rằng tiêm văcxin HPV khiến cho cơ thể gặp phải nhiều vấn đề khiến nhiều người lo ngại có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung như bị rối loạn hệ miễn dịch rối loạn thần kinh tổn thương não đột quỵ thậm chí là tử vong... Thông tin này khiến cho nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam hoang mang và không dám tiêm văcxin HPV nữa.

Với những thông tin này, các bác sĩ, các chuyên gia đã sớm lên tiếng khẳng định tiêm văcxin HPV ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Vacxin HPV đã được sử dụng rộng trên thế giới

Vacxin HPV đã được sử dụng rộng trên thế giới

Thực tế, văcxin ngừa HPV là một tiến bộ của y học, và tiêm văcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung có thể làm giảm đến 70% nguy cơ mắc bệnh. Văcxin HPV đã được thẩm định và lưu hành tại hơn 130 quốc gia và phụ nữ ở hơn 65 nước đã được tiêm văcxin này trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Nên chị em khỏi lo lắng có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Hiệu quả của việc sử dụng văcxin HPV đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Bên cạnh đó, Ủy ban Tư vấn về An toàn văcxin Toàn cầu đã có nhiều cuộc khảo sát tại nhiều quốc gia như Anh, Mĩ, Đan Mạch... cùng nhiều nước khác để chắc chắn không có bất cứ nguy hại nào đối với sức khỏe của những người đã tiêm phòng.

Báo cáo của WHO cũng cho thấy những kết quả tích cực của việc tiêm văcxin HPV ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một số quốc gia đưa vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV vào chương trình tiêm chủng đã báo cáo giảm 50% tỷ lệ mới mắc tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ. Tại Việt Nam, tiêm văcxin phòng ngừa HPV cũng được các chuyên gia khuyến khích và phổ biến rộng rãi.

Tiêm phòng chính là biện pháp ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Tiêm phòng chính là biện pháp ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Tiến sĩ - bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) nhấn mạnh rằng, tất cả các loại văcxin ngừa HPV đều đã được nghiên cứu chặt chẽ trong các thử nghiệm lâm sàng để chắc chắn rằng nó an toàn. Chính vì thế không nên nghe theo tin đồn rồi hoang mang có nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Tiêm văcxin ngừa HPV chính là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc phòng chống mắc ung thư cổ tử cung Phòng bệnh hơn chữa bệnh", vì thế để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình, phụ nữ nên chủ động tiêm văcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV, đồng thời cần tìm hiểu những thông tin y học uy tín, chính xác để tránh thiệt thòi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật