Bệnh nhiễm trùng máu: Một vết xước da cũng có thể bị tử vong

Gần đây thông tin một bà mẹ 2 con ở Anh có tên là Smith đã tử vong sau 5 ngày vì chỉ một vết xước da tay khi làm vườn, đang làm cho dư luận rất quan tâm Người thì đổ tại tới lúc tận số người thì cho rằng đó là thông tin ảo Tuy nhiên bác sĩ đã kết luận chị Smith chết vì sốc độc tố gây ra bởi nhiễm trùng máu.

Cách đây chưa đầy 1 tuần, tờ Daily Mail đưa tin anh Michael Berger (46 tuổi, sống tại New Jersey, Mỹ) đã phải trải qua 3 tuần hôn mê và cơ hội sống sót giảm xuống chỉ còn 50/50 sau khi bị đứt tay do giấy cứa.May mắn, sau nhiều tuần chạy chữa, Berger đã được cứu chữa kịp thời, thoát khỏi căn bệnh nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong một thời gian ngắn.
Trước sự nguy hiểm của căn bệnh có thể cướp đi mạng sống của con người chỉ sau vài giờ, cơ quan chức năng ở Mỹ và Anh liên tiếp kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ với những vết xước ngoài da, dù là nhỏ nhất.

Còn ở Việt Nam thì sao, tôi dám cá là đến 99% dân mình sẽ không bao giờ mảy may để ý đến những vết xước nhỏ bé, vặt vãnh như vậy. Và nhất là những người nông dân thì càng " never". Vậy mới nói, cứ phải để tới khi " mất bò rồi mới lo làm chuồng", cứ phải khi thấy tử thần gõ cửa thì mới sực tỉnh, thì ôi thôi "game over". Tất cả cũng bởi kiến thức của dân mình còn hạn hẹp, sự tuyên truyền thông tin cũng chưa được thấu đáo. Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy thay đổi và biết "sợ chết" một cách đúng nghĩa đi các bạn!

Nhiễm trùng máu thực sự là một kẻ giết người thầm lặng!

Ron Daniels, Chủ tịch Quỹ nhiễm trùng máu của Anh đã cảnh báo:" Với một số ca bệnh nhiễm trùng máu, sự sống của bệnh nhân được đếm từng giờ.Thậm chí nếu bạn không có một dấu hiệu cảnh báo đặc trưng nào, nhưng cứ thấy người ngày càng mệt mỏi và không thể kiểm soát ý thức, bạn hãy đi khám ngay",Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã khuyến cáo đội ngũ y tế phải điều trị bệnh nhân nhiễm trùng máu cấp bách giống như với bệnh nhân bị đau tim
Họ phải tự hỏi: Đây có phải là ca nhiễm trùng máu không nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng phát ban sốt cao hoặc mạch đập nhanh.
Bất cứ ai bị nghi ngờ mắc căn bệnh chết người này phải được chuyển cấp cứu ở bệnh viện và được các bác sĩ, y tá có kinh nghiệm theo dõi.

Ở Anh mỗi năm có khoảng 150.000 ca, trong đó 44.000 trường hợp tử vong nhiều hơn số ca chết do ung thư ruột, ung thư vúung thư tuyến tiền liệt cộng lại.
Còn Mỹ hàng năm cũng tiếp nhận khoảng 1 triệu người mắc bệnh nhiễm trùng máu và 258.000 người tử vong, nhiều hơn cả số người chết vì ung thư vú ung thư tuyến tiền liệt và AIDS cộng lại.

Nhiễm trùng máu là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật (vi khuẩn ký sinh trùng ). Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng máu, nhưng người già và người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em dễ mắc hơn nhiều.Từ một vết thương ngoài da, hay thậm chí là viêm da hay mụn nhọt, sau đó xuất hiện những biểu hiện như thở nhanh, sốt cao hoặc cảm lạnh người run lẩy bẩy đau người, đổ mồ hôi hôn mê sâu, không đi tiểu trong vòng 12 giờ thì đi khám bác sĩ ngay.
Một khi bị nhiễm trùng máu, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau khi được chẩn đoán.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật