7 lời khuyên tuyệt vời để mẹ luôn có sữa dồi dào cho con bú
Rất nhiều mẹ lo lắng vì sao mình đẻ thường mà ít sữa trong khi nhiều mẹ sinh mổ con chưa được ti trực tiếp ngay nhưng nguồn sữa vẫn dồi dào, thậm chí là thừa.
Chắc chắn không chỉ đơn giản là cơ thể mỗi người khác nhau, vẫn có những nguyên tắc chung để sữa về nhiều mà nhiều mẹ không để ý. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia tình trạng ít sữa bắt nguồn từ việc mất cân bằng hoóc-môn bên trong cơ thể mẹ dẫn đến khi mới sinh đã tiết ít sữa. Còn có nhiều trường hợp ban đầu mẹ rất nhiều sữa nhưng lượng sữa đã giảm dần theo thời gian, khi con càng lớn lượng sữa càng ít.
Lý giải cho hiện tượng này, nhiều bác sĩ giải thích có liên quan đến hoóc-môn prolactin - đây là hoóc-môn quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ lượng hoóc-môn này thiếu là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa. Tuy nhiên, đó chỉ là 1 nguyên nhân từ mẹ, một phần khác là từ bé, khi bé có những khiếm khuyết về răng miệng hoặc khi mới sinh đã cho bé bú bình ngay cũng cản trở quá trình bú sữa mẹ sau đó kém thuận lợi hơn.
Khi mang thai hoặc khi mới sinh thấy mình ít sữa, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị cho phù hợp. Việc lo lắng hay sốt ruột sẽ không giải quyết được gì mà sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn vì thế bạn cần thật sự bình tĩnh.
Dưới đây là những lời khuyên giúp mẹ nhiều sữa, giúp hành trình nuôi con từ sữa mẹ được thuận lợi hơn.
Luôn ưu tiên sinh con tự nhiên để sữa về sớm và nhiều
Khi nhau thai tách khỏi tử cung của người mẹ báo hiệu sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ và sữa sẽ nhanh chóng được tiết ra. Vì vậy cơ thể mẹ sẽ nhận được nhiều tín hiệu thông báo dù sinh mổ hay sinh thường.
Thường thì nếu mẹ phải trải qua ca sinh khó khăn thì sữa sẽ về chậm hơn. Sữa sẽ về bất kỳ khi nào, bạn nên cho bé bú liên tục trong ngày đầu vì sữa non đã có sẵn trong ngực mẹ và bé sẽ bú sữa non trong 72 giờ đầu.
Thuốc kháng sinh được dùng để tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Nếu sinh thường, hàm lượng prolactin đủ để kích thích sữa về nhanh và nhiều.
Luôn cho con bú sau khi sinh
Sinh thường là một khởi đầu thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không có nghĩa nếu mẹ sinh mổ thì không thể cho con bú.
Dù sinh thường hay sinh mổ các mẹ nên chú ý cho con ti ngay sau 1 giờ sau sinh để con hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Ở cạnh con và cho bé bú khi theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để sản xuất sữa.
Với các mẹ sinh mổ, lý tưởng nhất là cho con bú ngay giờ đầu tiên, nhưng tùy tình trạng mẹ nên điều đó khó thực hiện được, tuy nhiên các mẹ lưu ý nhé không để trễ hơn từ 4 -6 giờ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu kéo dài thời gian này bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ và tắc sữa ở mẹ. Nếu bé phải xa mẹ hơn 6 giờ có thể mẹ nên hút sữa cho bé bằng máy hút sữa chuyên dụng để có kết quả tốt.
Nếu sữa về chậm, mẹ đừng lo lắng mà hãy cho con bú càng nhiều càng tốt, dù ban đầu chưa có mấy. Cần quan sát bé bú đã đúng cách chưa, trong những ngày đầu bé có thể tự bú rất tốt lượng sữa non vì đó là bản năng có sẵn.
Tích cực cho con bú
Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra.
Vì vậy mỗi khi bé có nhu cầu thì bạn nên cho bé bú ngay. Việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra. Nếu như sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ, bạn có thể vắt ra rồi để ngăn đá dùng dần. Tuy nhiên, việc dùng máy hút sữa cũng cần đúng cách.
Nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng nên dùng máy hút sữa ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thói quen này nếu có ở những tuần đầu sau sinh sẽ làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất với lượng sữa mà bé cần. Thậm chí dẫn đến tính trạng căng ngực hoặc áp xe vú do sữa quá nhiều.
Tích cực kích sữa
Việc kích sữa bằng máy đều đặn, đủ số lần từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng.
Chỉ cần bạn biết cách làm đúng, thì dù muốn nhiều hay muốn ít sữa, cơ thể bạn đều có thể đáp ứng, không phụ thuộc vào kích thước ngực hay các yếu tố cơ địa nào.
Hạn chế sử dụng bình sữa
Chắc các mẹ không biết rằng trẻ sơ sinh sử dụng những cử động lưỡi và hàm rất khác nhau giữa bú mẹ và bú bình?
Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng ngay lúc đấy mẹ lại 'dạy' bé học thêm bú bình thì việc bú mẹ cũng vô tình ảnh hưởng và theo chiều hướng xấu đi. Do đó mẹ cần hạn chế cho con bú bình, ngay cả nếu đó là sữa mẹ thì cũng không hề tốt. Con sẽ không thích ti mẹ và bỏ ti mẹ.
Âu yếm và ở bên con
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.
Cả hai loại hoóc-môn này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.
Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Ngoài tìm những giải pháp cho sữa nhiều thì các mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho việc 'gọi sữa về' và cung cấp nguồn vitamin khoáng chất, các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.
Những thực phẩm dành cho các bà mẹ là cà rốt củ cải các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng) các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)...
Uống nhiều nước ấm là yếu tố then chốt để đảm bảo bạn có đủ nước cho 'nhà máy sản xuất sữa' của bạn. Đây cũng là kinh nghiệp dân gian được áp dụng khá thành công, đặc biệt là các loại nước từ lá chè vằng, nụ vối.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại thuốc lợi sữa, vừa có thực phẩm chức năng và các loại thảo mộc đã qua chế biến.
Nếu áp dụng những cách trên gọi sữa về nhưng chưa thành công, các mẹ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tính trạng ít sữa. Đôi khi, vấn đề không phải nằm ở 'cỗ máy sản xuất' mà có thể xuất phát từ sức khỏe của mẹ hoặc bé.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:03 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:05 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:07 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:01 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:03 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:00 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:09 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:04 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:06 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:00 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023