6 điều cấm kỵ khi ăn cà chua có thể bạn chưa biết ?

Đó là không ăn cà chua xanh, không dùng cho bệnh nhân đau dạ dày và bệnh phong, không nấu quá chín, không ăn lúc đói...

Cà chua là một loại quả đem lại rất nhiều công dụng cho cơ thể, tuy nhiên do việc sử dụng không đúng cách đã khiến chúng phát sinh những độc tố có thể gây nguy hiểm chết người. Do đó, những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi sử dụng cà chua.

Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A 8% nhu cầu vitamin B6, 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi sắt kali phốt pho... có lợi cho sức khỏe

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà cà chua đem lại cho sức khỏe tuy nhiên, khi ăn cà chua bạn cần biết những lưu ý sau để tránh gây hại cho cơ thể. 

Không ăn cà chua xanh

Ăn cà chua lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên 'alkaloid' dễ gây ngộ độc thực phẩm Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn nôn mửa tiết nước bọt yếu sức mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân mắc bệnh phong

Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.

Bệnh nhân đau dạ dày 

Người bệnh viêm dạ dày bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc. Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua. 

Không ăn cà chua lúc đói

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác. Vì vậy, nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với a-xít làm hình thành các cục không hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày Nếu ăn cà chua lúc đói có thể gây ra đau bụng nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không nên đun cà chua quá kĩ

Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy, không nên đun cà chua quá lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!

Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc

Dưa chuột có chứa enzym vitamin C, vitamin C có thể làm giảm các chất dinh dưỡng khác có trong cà chua. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật