Bị nhiệt miệng trong ngày lễ tết, ăn uống nhiều phải làm sao?

Khi bị nhiệt miệng trong ngày Tết, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ; hạn chế uống đồ có cồn.

Vào những ngày Tết, chúng ta thường xuyên phải ăn nhiều chất béo, cay nóng, những đồ uống có ga bia rượu… và chúng vô tình trở thành những tác nhân gây nên nhiệt miệng.

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt trong ăn uống Nhiệt miệng thường xuất hiện ở lợi, môi, lưỡi hoặc có thể ở bên trong thành má, gây khó khăn trong ăn uống, khiến bạn luôn thấy khó chịu và mất vui trong ngày Tết.

Khi bị nhiệt miệng, không phải loại thức ăn nào bạn cũng có thể sử dụng được. Bạn cần lưu ý một số loại thức ăn cần tránh để tình trạng nhiệt miệng không trở nên nghiêm trọng thêm.

Ngày Tết nhiều người hay bị nhiệt miệng

Ngày Tết nhiều người hay bị nhiệt miệng

Thực phẩm cay nóng

Vào dịp Tết, bạn thường xuyên phải thưởng thức những món ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị. Đây là loại thực phẩm góp phần tạo nên nhiệt miệng ở bạn. Chính vì vậy, muốn nhanh chóng hết nhiệt miệng bạn cần tránh hoàn toàn các gia vị cay nóng như tỏi gừng, hạt tiêu… hạn chế ăn thịt chó, các loại nước mắm…

Tránh đồ uống có cồn, caffein

Để các vết loét do nhiệt miệng gây ra mau chóng lành lại thì bạn nên hạn chế việc đồ uốngcồn và có chứa caffein. Đặc biệt trong các dịp hội họp, tiệc tùng ngày Tết, bạn nên tránh những loại đồ uống kể trên để tình trạng nhiệt miệng mau chóng kết thúc. 

Ngoài ra, việc hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến tình trạng loét miệng ngày một nghiêm trọng hơn. Bạn nên biết cách từ chối và hạn chế hút thuốc trong dịp Tết.

Hạn chế đồ xào, nhiều dầu mỡ

Những món ăn đặc trưng trong ngày Tết thường là những loại thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ. Chính chúng là tác nhân khiến bạn bị nhiệt miệng. Để tránh bị nặng thêm, bạn tuyệt đối không sử dụng những món ăn này.

Bạn nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Bạn nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Một số lưu ý cần thiết khác khi bị nhiệt miệng

- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm niêm mạc miệng họng. Bạn nên chọn bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách, tránh gây tổn thương cho khoang miệng và động chạm nhiều đến những vết loét nhiệt miệng.

- Bạn có thể nghiền nát một vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

 

- Bôi một chút mật ong lên vùng bị loét miệng, hoặc trộn thêm cùng bột nghệ tươi rồi thoa vào chỗ bị loét, nhiệt miệng sẽ nhanh chóng bị mất đi, vết loét cũng sẽ được khắc phục hiệu quả.

- Bạn nên tích cực uống nhiều nước. Dù cơ thể mệt mỏi chán ăn khi bị nhiệt miệng, bạn cũng cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên tích cực bổ sung vitamin C, B1, B2… bằng các loại rau xanh và hoa quả tươi. Nên chọn những loại thực phẩm có khả năng thanh nhiệt, giúp cơ thể bớt nóng để giảm tình trạng nhiệt miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật