Đang thời tiết giao mùa, hãy đề phòng cảm cúm bằng bí kíp này

Thời tiết giao mùa là cơ hội để vi khuẩn phát triển và gây bệnh, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Cùng lưu lại một số bí kíp đơn giản để bảo vệ sức khoẻ trong những ngày thời tiết nhạy cảm này.

Giữ ấm cơ thể

Ở những ngày giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân. Thời điểm cần chú ý là ban đêm, lúc đi ngủ và khi tắm. Nếu có điều kiện, bạn nên trang bị trong phòng tắm hệ thống bình nóng lạnh và lắp đặt các loại đèn sưởi nhà tắm để sưởi ấm trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi-rút cúm phát triển (Ảnh minh họa: Internet)

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi-rút cúm phát triển (Ảnh minh họa: Internet)

Tăng sức đề kháng bằng việc ăn uống khoa học

Vào những ngày giao mùa sức đề kháng cơ thể càng cần được tăng cường, bắt đầu bằng việc ăn uống khoa học. Hãy bổ sung cho cơ thể đầy đủ nước và chất dinh dưỡng Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

Một số loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh (súp lơ xanh nấm ) hoặc các loại thực phẩm như cá thịt bò tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ gây bệnh tốt hơn. Đặc biệt, với những ngày thời tiết ẩm ướt, thức ăn có thể dễ dàng bị ôi thiu, bạn cần ăn chín uống sôi và không lưu trữ thức ăn thừa quá lâu.

Luyện tập nhiều hơn

Để tăng sức đề kháng của cơ thể, bạn cũng nên quan tâm tới việc luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Đừng quên khởi động kỹ các khớp, cơ và bắp thịt trước khi tập để đốt nóng cơ và phòng tránh nguy cơ bị chuột rút Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến bạn dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, bạn nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để phòng bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Thời tiết chuyển mùa là cơ hội để các loại vi khuẩn vi-rút phát triển nhanh chóng. Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi-rút vi khuẩn lây qua đường hô hấp Nên sử dụng khẩu trang để bảo vệ chính mình khi tới bệnh viện khi ở gần nguồn lây nhiễm, hoặc khi có dịch. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người thân.

Bạn cũng cần chú ý, không nên sử dụng khẩu trang quá một ngày. Nếu không thể giặt thường xuyên, hãy sử dụng khẩu trang dùng một lần và thay thường xuyên mỗi ngày. Lưu ý chọn loại khẩu trang có thiết kế vừa vặn, các loại khẩu trang có thiết kế ba chiều (3D) thiết kế theo đường cong của khuôn mặt, để tránh khói bụi xâm nhập vào các khe hở tại vùng mũi, má và cằm.

Giữ tâm trạng tốt

Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần của bạn. Nhiều người có thể bị mất ngủ đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực. Bạn có thể thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách và nhất là ngủ đủ giấc để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Nên giữ phòng ngủ thoáng mát, không chói sáng để có những giấc ngủ đạt chất lượng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật