Để phòng loãng xương không chỉ cần có Canxi mà còn

Loãng xương là vấn đề y tế rất thường gặp, ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Để phòng ngừa và điều trị sớm loãng xương, nhiều người thường bổ sung Canxi cho mục đích này. Tuy nhiên, phòng chống loãng xương, không phải chỉ cần Canxi (Ca).

Các chất vô cơ, hữu cơ tham gia vào cấu tạo xương

Mô xương được tạo thành bởi các tế bào (tạo cốt bào, hủy cốt bào, tế bào xương), các sợi và chất căn bản.

- Các thành phần ngoài tế bào bị canxi hóa giúp cho chất căn bản trở nên cứng rắn, hợp với chức năng chống đỡ và bảo vệ của xương.

- Chất căn bản của xương gồm:

1. Khoáng chất (chiếm 70% trọng lượng xương khô) như các muối Ca, Mg, K, Si, Boron, Kẽm, Đồng v.v…

2. Chất nền hữu cơ: Khoảng 95% là collagen (chiếm 30% trọng lượng xương khô).

Đánh giá cổ điển về nhược xương và loãng xương là giảm mật độ khoáng xương. Nhưng sức khỏe của xương còn phức tạp hơn mật độ khoáng hóa nhiều chất khoáng làm cho xương cứng và dày đặc, nhưng collagen và các chất vô cơ, hữu cơ trong chất căn bản lại làm cho xương mềm dẻo, uyển chuyển, dễ uốn. Thiếu sự mềm dẻo tốt, thì xương trở nên giòn dễ gãy Vậy mật độ khoáng tốt, chưa đủ để xương chắc khỏe.

Nhiều nước trên thế giới cho người dân dùng nhiều Ca với lượng cao nhất lại có tỷ lệ cao nhất về loãng xương (Như Mỹ, Canada, các nước vùng Bắc Âu), gọi là “Nghịch thường canxi”.

µ Những chất khoáng cần bổ sung cùng Ca giúp tăng cường sức khỏe xương, phòng và điều trị loãng xương:

1. Magnesi (Mg)

Mg cần cho tạo chất căn bản và tạo khoáng xương, giữ trạng thái tốt của sụn. Khoảng 60% Mg trong cơ thể nằm ở xương. Mg giúp tăng hấp thu Ca do Mg chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính.

2. Mangan (Mn)

Mn cần cho tổng hợp chất căn bản của xương và giúp chống viêm xương khớp Thiếu Mn dẫn tới mỏng xương, dị dạng xương.

3. Đồng (Cu)

Thiếu Cu gây lắng đọng xương bất thường. Cu giúp tạo liên kết chéo giữa các sợi collagen trong mô liên kết để làm tròn nhiệm vụ trong quá trình khoáng hóa xương.

4. Kẽm (Zn)

Ở người loãng xương có giảm rõ rệt lượng Zn trong huyết thanh, trong xương. Zn giúp tạo xương nhờ làm tăng tác dụng của vitamin D3.

5. Silicium (Si)

Si tham gia tạo chất căn bản của xương,  phòng và chống loãng xương viêm khớp làm khỏe sụn và mô liên kết.

Xương gãy sẽ lâu lành, dù bổ sung lượng Ca cao, nhưng sẽ khỏi rất nhanh nếu dùng lượng vừa phải Ca cùng lượng phong phú Si! Chỉ riêng Ca cùng vitamin D chưa đủ cho xương khỏe, cho độ mềm dẻo và tăng mật độ xương Cần bổ sung Si để tăng tạo chất căn bản của mô xương, giúp Ca cùng các chất khoáng khác dễ gắn vào chất căn bản.

6. Boron (B)

Boron phòng và điều trị nhiều bệnh như loãng xương, nhược xương viêm khớp dạng thấp viêm xương - khớp v.v…

Boron có hàm lượng cao trong tuyến cận giáp xương, men răng cần cho xương khỏe, cho chức năng khớp xương điều hòa sự hấp thu Ca, Mg, P.

Thiếu hụt Boron làm tăng rút Ca từ xương và răng tăng nồng độ Ca huyết, gây loãng xương viêm xương - khớp, các dạng khác của viêm khớp sâu răng v.v…

J Những chất khoáng trên cùng Ca tạo thành một đội ngũ vững chắc, tác dụng hiệp đồng giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh về xương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật