Mách nhỏ 4 tuyệt chiêu giúp bạn giảm ngứa do bệnh chàm

Đối với người mắc bệnh chàm (còn gọi là eczema, viêm da cơ địa) tình trạng ngứa không chỉ dừng lại ở việc khó chịu mà còn có thể là cảm giác đau đớn.

Vì thế, việc tìm kiếm biện pháp làm dịu nhẹ cơn ngứa do bệnh này là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:

Thông tin cơ bản về bệnh chàm

Tiến sĩ, bác sĩ Harvey Lui, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khoa học về các bệnh da liễu tại Đại học British Columbia và là Giám đốc Trung tâm Chăm sóc da tại Bệnh viện Đa khoa Vancouver, Canada cho biết: bệnh chàm là tình trạng da bị viêm ngứa, khô, đỏ và bị kích thích". Bệnh có yếu tố di truyền (bố mẹ truyền sang con…), tuy nhiên, nhiều trường hợp là do mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch khiến bệnh tự khởi phát.

Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ em tuy vậy, người lớn cũng không phải là đối tượng được “bỏ qua”. Bệnh có thể tấn công bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng bàn tay cổ, phía sau đầu gối và bên trong của khuỷu tay là những điểm đặc trưng. Nếu bệnh nhân gãi liên tục, có thể làm dày da và dẫn đến sẹo; còn khi da bị tổn thương sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây chốc, lở. Hy vọng 4 biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh chàm và triệu chứng viêm ngứa hiệu quả:

1. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và lành mạnh

Người mắc bệnh chàm nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, cà phê sữa gluten thịt, đường và rượu Ngoài ra, người bệnh cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da, giảm tình trạng căng ngứa.

2. Detox và tránh độc tố càng nhiều càng tốt

Detox là phương pháp yêu cầu người dùng áp dụng nghiêm ngặt việc thay thế hoàn toàn chế độ ăn bằng uống các hỗn hợp giúp giải độc cơ thể Cách này giúp cơ thể tránh xa những loại độc tố và khỏe mạnh hơn từ bên trong.

Detox là biện pháp hay giúp các cơ quan của cơ thể được thanh lọc, từ đó làm việc tốt hơn; cải thiện các loại bệnh tật, trong đó có bệnh chàm và triệu chứng viêm ngứa.

3. Giảm căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra chàm cũng như kích hoạt bệnh phát triển, khiến tình trạng viêm, ngứa thêm trầm trọng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm căng thẳng từ đó, sẽ giúp kiểm soát được bệnh chàm.

Ngủ: Trẻ em 3-12 tuổi cần ít nhất 10 tiếng để ngủ mỗi ngày. Người lớn nên ngủ ít nhất 8 tiếng. Thời gian ngủ là thời gian để cơ thể bạn nghỉ ngơi và tự phục hồi tốt nhất.

Hít thở sâu: Các bài tập hít thở sâu giúp cơ thể thư giãn. Đó là một cách tốt để giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng.

Tập thể dục: Đây là một phần không thể thiếu để có cuộc sống lành mạnh và tránh được bệnh tật.

4. Giảm nhẹ triệu chứng của bệnh chàm bằng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên tốt cho người bị bệnh chàm

 Sử dụng thảo dược thiên nhiên tốt cho người bị bệnh chàm

Tuyệt chiêu thứ 4 dành cho người bị bệnh chàm đó là giảm nhẹ triệu chứng bằng các sản phẩm thảo dược an toàn như kem bôi ngoài da hay thực phẩm chức năng… Đặc biệt kem bôi ngoài da có thành phần chính từ chitosan (có trong vỏ tôm, cua…) kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… là sự lựa chọn hoàn hảo để giảm bớt triệu chứng viêm ngứa, mẩn đỏ, khô và bong tróc da do bệnh chàm. Loại kem bôi này tác động trực tiếp đến vùng da bị chàm, vẩy nến, vẩy phấn hồng, giúp dưỡng da, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Sáng suốt lựa chọn những biện pháp thích hợp và dùng thường xuyên sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính chitosan sẽ giúp bạn giảm triệu chứng viêm ngứa và không còn bị ám ảnh bởi bệnh chàm!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật