Một số mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Giữa thời buổi chạy đua với kinh tế có rất nhiều con người tổ chức vì lợi nhuận của bản thân mà sẵn sàng cho ra thị trường những loại thực phẩm kém chất lượng, hư hỏng, thực phẩm cực kỳ độc hại cho sức khỏe con người.

Vì lẽ đó mà hiện nay, số người mắc phải ngộ độc thực phẩm trong vài năm trở lại đây đang có dấu hiệu tăng cao. Chính vì vậy, phòng tránh ngộ độc thực phẩm là điều vô cùng cần thiết đê bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người thân yêu

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ những mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩm, giúp các bà nội trợ luôn an tâm khi lựa chọn thực phẩm và chế biến các món ăn ngon.

Một số mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩmMột số mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Mẹo hay lựa chọn thực phẩm an toàn

Việc lựa chọn thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hữu hiệu. Vậy cần lựa chọn thực phẩm an toàn như thế nào?

- Các loại thịt phải có màu tươi đặc trưng, không có mùi lạ, không lạnh, không có biểu hiện bơm nước và thịt có độ đàn hồi tốt.

- Chọn các loại rau hoa quả theo mùa, tránh ăn rau hoa quả trái mùa. Rau có màu xanh tự nhiên, không quá đẹp dễ có thuốc kích thích. Khi mua về cần nhặt rửa sạch rồi khử ozon hoặc ngâm nước muối.

- Không chọn các hộp, lon thức ăn có vỏ bị phồng, lõm hoặc chai, lọ bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng.

- Không mua các loại trai, sò (trai, sò, ngao, hến,...) để ăn sống. Ngoài ra, bạn chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Nếu bạn muốn đánh bắt các loại trai sò thì cần chú ý về độ an toàn vệ sinh của nước khu vực đánh bắt.

- Mua trứng được bảo quản lạnh, trước khi mua kiểm tra xem vỏ trứng có nguyên vẹn và sạch không.

- Mua các thực phẩm đông lạnh và các thực phẩm dễ ôi thiu sau cùng (như thịt, cá). Luôn để các thực phẩm này trong các túi nylon riêng biệt để tránh nước thịt, cá lẫn sang các thực phẩm khác.

- Không mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không, đây là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông sau đó được làm đông lại.

- Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.

- Vẫn tiếp tục giữ thực phẩm đông lạnh hoặc loại dễ ôi thiu được đông lạnh từ khi mua đến khi bạn về nhà nếu thời gian này kéo dài hơn 1 giờ.

Cần tỉnh táo một khi lựa chọn thực phẩmCần tỉnh táo một khi lựa chọn thực phẩm

Nguyên tắc chế biến thực phẩm phòng tránh ngộ độc

Chế biến thực phẩm chính là cách hữu hiệu loại bỏ các độc tố có trong thực phẩm Bên cạnh đó, việc chế biến không đúng cách cũng sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây ngộ độc thực phẩm

Sơ chế thực phẩm sống cùng một lúc: Khi mang thực phẩm về, bạn nên sơ chế và làm sạch chúng cùng một lúc. Nếu bạn vừa nấu nướng vừa làm sạch sẽ khiến vi khuẩn từ tay bạn lan sang thực phẩm đang nấu nướng.

Luôn ăn chín, uống sôi: Khi nấu nướng, cần phải để cho thực phẩm chín hẳn. Trong thực phẩm sống chứa rất nhiều vi khuẩnký sinh vật có hại. Nếu nấu chưa đủ chín chúng sẽ vẫn tồn tại trong thực phẩm và gây hại cho con người.

Khử trùng các loại rau củ quả: thực phẩm nhất là mua rau củ quả thường hay chứa chất bảo quản thuốc trừ sâu và một số chất có hại. Cần ngâm chúng trong nước muối hoặc khử bằng máy ozon.

Luôn khử trùng và làm sạch rau quả là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quảLuôn khử trùng và làm sạch rau quả là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Không nấu các loại thực phẩm cấm kỵ với nhau

Một số loại thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên độc tính và gây ra ngộ độc thực phẩm Ví dụ như hải sản ăn với quả hồng nho lựu…(có chứa axit tannic kết hợp với protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và kết tủa, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa) sẽ gây tiêu chảy đầy bụng Vì vậy tránh ăn hải sản và hoa quả cùng lúc.

Trên đây là một số mẹo hay phòng tránh ngộ độc thực phẩm Hãy ghi nhớ để đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn và người thân nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật