Nước ép trái cây có phải thực phẩm an toàn như mọi người vẫn nghĩ?

Nhiều người đang nhầm tưởng về tác dụng của nước ép trái cây, và coi nước ép như một loại thực phẩm an toàn, và sử dụng chúng rất thường xuyên Họ không biết rằng loại nước ép này có thể gây nhiều loại bệnh chỉ yếu là các bệnh huyết áp.

Tác hại của nước ép trái cây

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trong những tác hại của nước ép trái cây đầu tiên phải kể tới đó là làm gia tăng Các Bệnh về huyết áp Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù nước ép trái cây có chứa các vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng chúng cũng chứa lượng đường khá cao chất xơ không đáng kể.

Không phải thực phẩm nào từ trái cây cũng tốt

Không phải nước ép trái cây nào cũng là thực phẩm an toàn

Do đó, uống nước trái cây góp phần gia tăng lượng đường trong cơ thể và làm trầm trọng hơn ở các bệnh huyết áp

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Matthew – giảng viên trường Đại học Công nghệ Swinburne tại Úc cho thấy, việc sử dụng nước ép trái cây hàng ngày có thể gia tăng áp lực máu, dẫn đến Các Bệnh về tim mạch và suy giảm ý thức cho người sử dụng.

Ngoài ra, loại nước ép này chứa các thành phần có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường trong máu như hormone insulin, glucagons và hormone tăng trưởng.

Nếu sự mất cân bằng kinh niên của các hormone này không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì nó còn là thủ phạm khiến cơ thể phát triển các bệnh tim mạchtiểu đường, thậm chí tăng gấp đôi khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim.

Nước ép trái cây có thể gây tiểu đường

Nước ép trái cây có thể gây tiểu đường

Theo như kết quả của các nhà nghiên cứu khi tiến hành so sánh giữa nước ép trái cây và trái cây nguyên miếng cho thấy về mặt dinh dưỡng và tác động tốt đến Sức Khỏe trái cây nguyên miếng giàu chất Dinh Dưỡng hơn, và cung cấp nhiều chất xơ mà nước ép không có.

Họ cũng giải thích rằng khi ép nước trái cây đường fructose trong trái cây sẽ chuyển hóa mau hơn, làm đường huyết tăng nhanh hơn so với ăn trái cây nguyên miếng.

Vì vậy, các nhà khoa học đã khuyến cáo những người bị đái tháo đường hoặc bị thừa cân-béo phì nên hạn chế uống nước ép trái cây.

Chỉ nên uống nước ép trái cây có chừng mực

Những đối tượng trên càng không nên uống nước ép trái cây ngọt, nhiều đường như: Nước nho xoài, sa-bô-chê… ép. Ngoài ra, một số loại nước trái cây không thích hợp với những người có bệnh dạ dày.

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: 'Trong số tất cả các loại nước ép, nước táo được coi là lành mạnh nhất vì nó cung cấp nhiều vitaminkhoáng chất cho cơ thể. Nhưng những gì xảy ra khi bạn uống nước táo ép quá nhiều? Bạn có thể sẽ bị tiêu chảy vì sorbitol-một loại đường tự nhiên có trong táo. Ngoài ra, uống nhiều nước táo cũng dẫn đến một số vấn đề về dạ dày như: đầy hơi, trướng bụng'.

Nên dùng nước ép hoa quả có chừng mực

Nên dùng nước ép trái cây có chừng mực

Trái cây thường có 3 dạng và được khuyên dùng lần lượt từ trái cây nguyên miếng, sinh tố, sau cùng mới đến nước ép. Đối với câu hỏi, có nên thích ăn loại trái cây cứ ăn cho thỏa thích?

Không phải tất cả các loại trái cây có cùng các thành phần, các chất dinh dưỡng giống nhau. Đa dạng trái cây làm bản thân người sử dụng không bị ngán ngấy; bổ sung chất dinh dưỡng trái cây này có nhiều mà trái cây kia có ít'.

Tùy tình trạng sức khỏedinh dưỡng của người sử dụng, chúng ta chọn cách ăn trái cây phù hợp. Hàng ngày, chúng ta nên ăn trái cây, trung bình khoảng 200g/ngày là được. Thông thường người ta sử dụng hoa quả vào các bữa ăn phụ để bổ sung năng lượng, nhất là với những người béo phì.

Trái cây thì rất tốt nhưng không phải bất cứ thực phẩm nào làm từ trái cây thì đều tốt. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn cả gia đình bạn để cả nhà cùng khỏe nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật