Những đặc sản nổi tiếng nên thử khi du lịch Cao Bằng

Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, lối sống, văn hóa riêng. Có lẽ vì thế mà văn hóa Việt luôn phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

Nếu bạn có cơ hội trải nghiệm các tỉnh miền núi phía Bắc đừng quên đi du lịch Cao Bằng và thưởng thức những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng của người dân tộc miền núi nơi đây Có thể là những thực phẩm quen thuộc được chế biến theo công thức của người miền núi Tây Bắc Cũng có thể là những món ăn dân tộc đặc trưng mà khó tìm được ở một nơi khác.

Những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng

Vịt quay bảy vị Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay bảy vị. Gọi là món vịt quay bảy vị vì người Cao Bằng dùng đến bảy loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt đặc sản này.

Nói đến đặc sản Cao Bằng là phải nói đến vịt quay 7 vị

Nói đến đặc sản Cao Bằng là phải nói đến vịt quay 7 vị

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.

Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.

Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị ám khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú Mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.

Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

Bánh trứng kiến

Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh trứng kiến. Bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Du lịch Cao Bằng mà không thưởng thức đặc sản này có lẽ bạn sẽ nuối tiếc đấy.

Bánh trứng kiến nổi tiếng của Cao Bằng

Bánh trứng kiến nổi tiếng của Cao Bằng

Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. 

Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món đặc sản bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.

Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các đặc sản Cao Bằng ai cũng nhớ đến hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò thịt gà hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Hạt dẻ Trùng Khánh - ai ăn cũng sẽ nhớ mãi

Hạt dẻ Trùng Khánh - ai ăn cũng sẽ nhớ mãi

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch. Ai du lịch qua đây cũng đều mua vài cân đặc sản Cao Bằng này làm quà cho người thân.

Xôi trám Cao Bằng

Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy màu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy là một trong những đặc sản Cao Bằng bạn nên nếm thử khi du lịch nơi đây.

Xôi trám - đặc sản của bà con dân tộc Tày, Nùng

Xôi trám - đặc sản của bà con dân tộc Tày, Nùng

Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).

Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám.

Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.

Bánh áp chao

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao. Thời gian gần đây, đặc sản Cao Bằng này đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng nếu muốn thưởng thức món bánh đúng điệu, hãy đi du lịch Cao Bằng vào đúng mùa đông.

Bánh áp chao - đặc sản của mùa đông Cao Bằng

Bánh áp chao - đặc sản của mùa đông Cao Bằng

Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia rau thơm.

Bánh khảo

Mỗi dịp xuân về, nếu đi du lịch Cao Bằng, bạn sẽ thấy không khí vui tươi khi người dân nơi đây cùng nô nức chuẩn bị các món bánh của dân tộc, đi chợ sắm Tết, thì người Cao Bằng còn hối hả sửa soạn làm bánh khảo - bánh cổ truyền không thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết.

Bánh khảo làm theo phong cách người miền núi

Bánh khảo làm theo phong cách người miền núi

Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. 

Những món ngon Cao Bằng chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong những đặc sản Cao Bằng mà thôi. Hãy đi nếu có thể, để có thể khám phá nhiều Món ăn Việt ngon, độc đáo, và để biết rằng quê hương ta đẹp biết bao.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật