Mách mẹ cách chữa nứt cổ gà bằng các bài thuốc dân gian

Nứt cổ gà là bệnh thường gặp của các mẹ cho con bú Bệnh không có nguy hiểm tuy nhiên nếu để lâu không được điều trị thì bệnh sẽ gây nhiều đau đớn cho mẹ khó có thể cho con bú mặt khác điều này cũng gây mất vệ sinh cho bé rất nhiều.Trầm trọng hơn vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ Vậy điều trị nứt cổ gà cho mẹ khi cho con bú như thế nào Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc cách chữa nứt cổ gà cho con bú các mẹ cùng vào tham khảo nhé!

Núm vú bị nứt cổ gàNúm vú bị nứt cổ gà

Nứt cổ gà là một tình trạng thường gặp của nhiều bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ do khi cho con bú bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú Mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây "nứt cổ gà". Biểu hiện thường thấy của bệnh “nứt cổ gà” mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu mẹ không vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé, thậm chí vết nứt có thể bị nhiễm khuẩn và mưng mủ.

Cách chữa nứt cổ gà bằng các bài thuốc dân gian

Bí ngô (bí đỏ, bí rợ)

Cách chữa nứt cổ gà bằng bí ngô hiệu quảCách chữa nứt cổ gà bằng bí ngô hiệu quả

Sử dụng cuống bí ngô sửa sạch rồi mang nướng đốt thành than sau đó mang tán nhỏ và rắc vào núm ty nơi bị nứt cổ gà của các mẹ. Đây là cách chữa nứt cổ gà đơn giản không chỉ từ nguyên vật liệu và cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản mà lại có hiệu quả cao.

Rượu hạt gấc

Chữa nứt cổ gà bằng rượt hạt gấc hạ thổ

Chữa nứt cổ gà bằng rượu hạt gấc hạ thổ

Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Cách làm này mất nhiều thời gian hơn vì phải mất thời gian đợi rượu hạt gấc hạ thổ tuy nhiên lại có hiệu quả tốt với các mẹ nứt cổ gà cho con bú. Khi bị nứt cổ gà các mẹ chỉ cần bôi rượu hạt gấc này trong vài ba ngày là có thể chữa khỏi bệnh. Cách tốt nhất cho các mẹ là làm rượu hạt gấc này trước khi chuẩn bị đi sinh em bé để sau có cái dùng luôn mà không phải mua mà lo sợ không đảm bảo nhé.

Lá tía tô

Chữa lành vết thương núm vú nứt bằng là tía tô

Chữa lành vết núm vú nứt bằng lá tía tô

Dùng khoảng 20 lá tía tô rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.

 

Rau ngót

Rau ngót giã nát vắt nước chữa núm vú bị nứt hiệu quả

Rau ngót giã nát vắt nước cốt chữa núm vú bị nứt hiệu quả

Rau ngót rửa sạch sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt. Chỉ bằng cách này mẹ sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn đau của nứt cổ gà bé cũng mừng vì có thể tiếp tục được bú sữa mẹ


2. Một số lưu ý khi điều trị nứt cổ gà:

– Không bao giờ dùng dầu vitamin E để thoa lên núm vú vì như vậy sẽ khiến bé rất dễ bị ngộ độc.

– Nhiều chị em phụ nữ thường dùng túi trà để đắp lên núm vú với hi vọng vết thương sẽ mau lành hơn, tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai vì trong trà có chứa chất tanin khiến vùng da ở vú bị se lại, khô hơn và càng dễ bị nứt hơn. 

– Nên áp dụng nhiều tư thế khi cho bé bú, sao cho cả mẹ và bé đều cảm thật thoải mái, thông thường tư thế đơn giản nhất là cả bạn và bé cùng nằm nghiêng, bé quay mặt vào ti mẹ. 

– Tránh dùng xà bông cồn mỹ phẩm hay nước hoa ở vú. Bạn nên tránh sử dụng những loại mỹ phẩm kể trên bởi nó có thể gây viêm nhiễm cho chính bạn và có thể gậy ngộ độc nguy hiểm cho bé nhà bạn đó nữa.

– Dùng thuốc giảm đau: Nếu cảm giác đau đớn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trước khoảng 30 phút khi cho bé bú. Tuy nhiên về việc lựa chọn loại thuốc giảm đau nào và liều lượng cũng như cách sử dụng ra sao bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng xấu của thuốc kháng sinh trong thời kỳ cho con bú.

– Nên hạn chế mặc áo lót. Điều này rất quan trọng vì núm vú được tiếp xúc với không khí, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn Ngoài ra khi hạn chế được việc mặc áo lót thì núm vú của bạn không phải cọ sát vào áo như vậy bạn cũng sẽ đỡ đau hơn rất nhiều.

  • - Khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé bú để vết thương không lan rộng ra. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ cách chữa nứt cổ gà hiệu quả mà còn vẫn đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con. 

Phòng bệnh nứt cổ gà.

Chăm sóc vú và cho con bú đúng cách là biện pháp phòng tránh tốt nhất. Bạn cần thực hiện đúng và đủ các lưu ý dưới đây để có kết quả tốt nhất:

– Tráng nước sạch sau mỗi lần tắm, và lau khô người sau mỗi lần tắm
– Không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú sẽ khiến vết nứt cổ gà càng bị tổn thương hơn
– Dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh núm vú sau mỗi lần cho con bú
– Miệng của bé phải mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu vú. Do vậy ngay từ khi bé bắt đầu bú mẹ bạn nên để bé bú đúng cách tạo thành thói quen cho bé nhé
– Không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm điều này không hề tốt cho bé và cũng làm ảnh hưởng đến núm vú của bạn vì như vậy có nhiều nguy cơ núm vú của bạn bị nứt cổ gà.

Nứt cổ gà là một điều mà các mẹ không hề muốn phải không nào? Vậy để tránh những điều không mong muốn này các mẹ hãy nhỡ kỹ những lưu ý trên để phòng tránh bệnh nứt cổ gà nhé. Chúc các mẹ mạnh khỏe chăm con khỏe con ngoan!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật