Những sai lầm khi ăn quả gấc chúng ta nên tránh kẻo "rước họa vào thân"

Tìm hiểu về cây gấc

Gấc (danh pháp hai phần: Momordica cochinchinensis), là một loại cây khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên khắp các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Quả của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học.

Quả gấc được sử dụng trong ẩm thực, y học

Quả gấc được sử dụng trong ẩm thực, y học

Đặc điểm của cây gấc

Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt.

Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam đường kính 15 - 20cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt gấc chứa 15mg carotene và 16mg lycopen

Những sai lầm khi ăn quả gấc

Nếu dùng quá nhiều carotene, gây tích trữ dưới da, làm vàng da đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Đối với người lớn, khi lạm dụng Vitamin A sẽ có những biểu hiện như đau đầu buồn nôn mệt mỏi khô da rối loạn kinh nguyệtphụ nữ Đối với trẻ em lượng vitamin A vượt quá mức cần thiết, trẻ thường chậm tăng cân còi xương kìm hãm sự phát triển xương.

Ăn gấc quá nhiều khiến trẻ bị còi xương

Ăn gấc quá nhiều khiến trẻ bị còi xương

Khi sử dụng gấc, nhiều người có thói quen giữ lại hạt gấc để chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn thận khi dùng hạt gấc, vì loại hạt này chứa độc tính và có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Do vậy, không dùng hạt gấc làm thuốc thông qua đường uống bừa bãi, chỉ nên bôi ngoài da với liều lượng từ 2- 4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.

Ngoài ra, ta cũng thường loại bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc, theo nghiêm cứu của một số nhà khoa học, màng đỏ này có tác dụng tương tự vitamin a hỗ trợ điều trị bệnh khô Mắt và giúp tăng cường thị lực hiệu quả.

Mỗi ngày người lớn chỉ nên dùng từ 1 - 2ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Cần lưu ý, khi đã dùng dầu gấc không ăn đồng thời rau quả giàu beta carotene như cà rốt bí đỏ đu đủ trong cùng một ngày. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ bị vàng da

Lạm dụng gấc sẽ bị bệnh vàng da

Lạm dụng gấc sẽ bị bệnh vàng da

Trong chế biến thức ăn không nên dùng mỡ gấc hoặc dầu gấc để nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene chứa trong gấc, chỉ nên trộn gấc vào thức ăn đã nấu chín.

Nên dùng gấc ở lượng vừa phải, vừa đủ. Dùng thường xuyên lâu dài thường gây ngộ độc vitamin A làm đau đầu và chứng rụng tóc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật