Những điều ít biết về nhau thai mà nhiều người cần quan tâm

Nhau thai là bộ phận không thể thiếu giúp duy trì sự sống của thai nhi. Ngoài vai trò là lá chắn bảo vệ thai nhi, thì vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá hết...

Cơ quan phát triển theo yêu cầu

Nhau thai là một khối mô bát với các mạch máu phân nhánh hoạt động như một hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho thai nhi nhau thai được hình thành ngay khi trứng được thụ tinh trong tử cung và phát triển trong khoảng 40 tuần của thai kỳ Nhau thai có màu đỏ, bề mặt mịn làm nhiệm vụ nối bào thai với thành tử cung của mẹ thông qua dây rốn

Nhau thai có tác dụng bảo vệ thai nhi chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, cung cấp ôxy, chất dinh dưỡng cho bào thai, mang đi chất thải và sản xuất hormon giúp bào thai phát triển. Đây là cơ quan duy nhất phát triển hoàn toàn từ đầu và theo yêu cầu tức là khi có thai mới hình thành. Nhưng cũng có rất nhiều điều về nhau thai mà các nhà khoa học đang khám phá như các cơ chế để nhau thai nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi trong tử cung.

Dự đoán trầm cảm sau sinh

Các nhà khoa học đã báo cáo trong một cuộc Hội nghị của Hiệp hội Tâm thần khoa học Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 5/2013 cho biết: trong quá trình phát triển, nhau thai tiết ra một loại hormon, nếu lượng hormon này cao sẽ là dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh. Mặc dù không khẳng định hormon phóng thích corticotropin nhau thai (CRH) là nguyên nhân gây chứng trầm cảm này nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ CRH trong thai kỳ cao là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ mắc trầm cảm của sản phụ sau khi sinh.

Kích hoạt chuyển dạ

Điều gì khiến sản phụ chuyển dạ Câu trả lời cho bí ẩn chưa được giải đáp này chính là biểu hiện gene trong nhau thai. Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 8/2015 trên tạp chí Science Signaling cho biết, nồng độ của hợp chất được biết đến như là hormon phóng thích corticotropin (CRH) trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên trong thai kỳ và tăng dần theo thời gian. Mức độ CRH ở ngưỡng cao là lúc thai phụ chuyển dạsinh con Điều này cho thấy CRH đóng vai trò quan trọng trong việc báo hiệu cơ thể đã sẵn sàng sinh.

Tạo cảm hứng cho công nghệ chữa lành vết thương

Xung quanh nhau thai là một lớp bảo vệ mỏng, được biết đến như màng ối đây là một cấu trúc phức tạp gồm các protein mang các chất dinh dưỡng và các tế bào gốc để phát triển nhau thai. Các nhà khoa học đang thử nghiệm màng ối như một tấm phủ cho các vết thương hở có tốc độ lành chậm, ý tưởng được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1910.

Tuy nhiên, mối lo ngại truyền các bệnh có nguy cơ lây truyền cao như HIV khiến việc nghiên cứu màng ối trong ứng dụng chữa lành vết thương đã bị hoãn lại. Nhưng gần đây, các phương pháp khử trùng với công nghệ hiện đại giúp màng ối sử dụng hiệu quả trong việc điều trị lở loét tiểu đường hay trong việc sản xuất băng gạc sinh học dùng trong phẫu thuật mắt.

Nhau thai trở thành món ăn

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 2/1980 trên tạp chí Neuroscience and Biobehavioral Reviews, thuật ngữ Placentophagia - có nghĩa tiêu thụ nhau thai sau khi sinh - là một hành vi được ghi nhận là khá phổ biến ở hầu hết các loài động vật có vú có nhau thai, trừ những loài sống trong môi trường nước hoặc bán nước.

Đối với xã hội loài người, hiện tượng này có nhưng không phổ biến - theo Mark B.Kristal, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang New York, Buffalo viết trong nghiên cứu. Quan niệm ăn nhau thai sau khi sinh bằng các cách sống hay chín hoặc sấy khô nghiền nhỏ thành viên thuốc đã bắt đầu có xu hướng thịnh hành trong những năm gần đây. Đây là kinh nghiệm dân gian cho rằng việc ăn nhau thai sẽ giúp cho những bà mẹ trẻ gặp khó khăn khi cho con bú hoặc mắc chứng trầm cảm sau sinh

Tuy nhiên, theo kết quả của 10 nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí Archives of Women's Sental Health, Mỹ vào tháng 10/2015 thì phụ nữ ăn nhau thai không mang lại lợi ích sức khỏe thậm chí nguy hại nếu ăn nhau thai ở dạng sống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật