Siêu âm nhiều gây nguy cho thai nhi, có thật phải vậy?

Sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc và thai phụ sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh và cho ra đời những em bé thông minh.

Siêu âm là cách mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển của con qua từng thời kỳ mà còn sớm biết được liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Vì vậy, nhiều sản phụ khi mang thai đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều không cần thiết.

Giai đoạn nào cần siêu âm?

Bác sĩ sản khoa cho rằng trong suốt quá trình mang thai có 3 thời điểm quan trọng bắt buộc các bà mẹ mang thai phải đi khám và siêu âm thai đó là tuần thứ 12-14, tuần 22-24 và tuần 32-34. Đây là số lần siêu âm tối thiểu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, khám đầy đủ thì phải 7 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học.

Khám và siêu âm vào 3 tháng đầu

Tuổi thai từ 12-14 tuần: Lần siêu âm này có thể là lần đầu tiên của thai kỳ nhằm xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai... do nhiều chị không nhớ rõ kinh chót vô kinh kinh nguyệt không đều. Siêu âm lần này là thời điểm xác định tuổi thai và ngày sinh dự đoán tốt nhất so với những lần khác, từ đó có thể biết được khi sinh là thai đủ hay thiếu tháng, dự phòng được thai già tháng và đặc biệt là suy dinh dưỡng trong tử cung… Đây là thời điểm duy nhất siêu âm để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể và phát hiện những bất thường khác.

Khám và siêu âm vào 3 tháng giữa

Tuổi thai từ 22-24 tuần: Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng mặc dù các bà mẹ mang thai vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm khảo sát hình thể thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, bên cạnh đó khảo sát về bánh nhau và nước ối… Lúc này, các bà mẹ mang thai sẽ được siêu âm 3D hoặc 4D. Ba tháng giữa là giai đoạn lý tưởng cho mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ. Do đó, mốc khám và siêu âm này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng…

Khám và siêu âm vào 3 tháng cuối

Tuổi thai từ 32-34 tuần: Thời điểm này siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim mạch máu và các bất thường ở não như giãn não thất..., đồng thời để chẩn đoán ngôi thai cân nặng thai nhi khảo sát bánh nhau dây rốn nước ối… Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh  

Không nên lạm dụng siêu âm

Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với người mẹ và cả thai nhi Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai không nên quá lạm dụng siêu âm siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn mất rất nhiều thời gian bởi những lần chờ đợi được thăm khám và siêu âm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật