Sốc nhiễm độc ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cần chú ý điều gì?

Bệnh thường gặp ở thiếu nữ và những phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi.

Một phụ nữ bị hội chứng sốc nhiễm độc từ băng vệ sinh, Joanna Cartwright, 27 tuổi, sống tại thành phố Doncaster, hạt South Yorkshire, đã trải qua cuộc đấu tranh giành giật sự sống sau 8 ngày hôn mê hiện tại sức khỏe của cô hiện bình phục gần như hoàn toàn.

Theo Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe Hoa kỳ, hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic Shock Sydrome, viết tắt là TSS) tuy hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, gây tử vong đến 50% những trường hợp mắc phải. TSS có thể xuất hiện ở cả nam giới, nữ giới và trẻ em TSS cũng thường gặp nhiều ở thiếu nữ và những phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi hơn là phụ nữ ở độ tuổi trên 30. Phát hiện và điều trị sớm TSS có ý nghĩa quan trọng đối với tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp là do ngoại độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aurius), thường có trong niêm mạc mũi và âm đạo. Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) cũng được xem là nguyên nhân gây nên hội chứng sốc nhiễm độc .

Yếu tố nguy cơ

Có khoảng 50% các trường hợp có hội chứng sốc nhiễm độc xảy ra ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt và có liên quan tới việc sử dụng băng vệ sinh (BVS) siêu thấm đặt trong lòng âm đạo (sau đây gọi là Tampon).

Tampon có hình trụ, được làm từ vật liệu siêu thấm, cách sử dụng là đưa trực tiếp vào trong lòng âm đạo. Tampon có ưu điểm là được che giấu bên trong âm đạo, do đó thường được phụ nữ sử dụng khi muốn chơi thể thao, đi bơi, hay các sự kiện thời trang các dịp ăn vận đòi hỏi tính thẩm mỹ… mà không gây ảnh hưởng đến dáng vẻ bên ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng Tampon trong chu kỳ kinh nguyệt cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây nên TSS.

Bên cạnh đó các yếu tố khác như tình trạng nhiễm khuẩn vết thương, tình trạng suy giảm miễn dịch cũng được coi là các yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng

TSS thường khởi phát đột ngột, bắt đầu với sốt cao trên 38,8oC huyết áp giảm nhanh buồn nôn đau đầu tiêu chảy đau cơ có thể ngất hoặc rối loạn ý thức chóng mặt hoặc ngất khi thay đổi tư thế (đang ngồi đứng dậy).

Xuất hiện ban đỏ trên da giống như bỏng nắng bao gồm cả ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt đỏ do xung huyết kết mạc có những vết đỏ bất thường ở mí mắt hoặc trong niêm mạc miệng

Nếu TSS không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy đa tạng như suy gan suy thận suy tim hôn mê, xuất huyết…

Xử trí

Nếu bạn đang sử dụng Tampon trong chu kỳ kinh nguyệt có xuất hiện 1 hoặc một vài triệu chứng nêu trên, ngay lập tức bạn nên bỏ Tampon, khám bác sĩ và thông báo cho bác sĩ biết bạn có sử dụng Tampon nếu bạn nghi ngờ mình có hội chứng TSS.

Phòng chống TTS ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt:

- Với những phụ nữ đã có tiền sử có hội chứng sốc nhiễm độc do sử dụng Tampon, họ vẫn có thể bị lại. Lời khuyên cho họ là nên sử dụng băng vệ sinh dạng bản thông thường (sanitary pad).

- Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc trong kì kinh nguyệt bằng cách sử dụng băng vệ sinh dạng bản thông thường ít nhất mỗi ngày một lần thay vì liên tục sử dụng băng vệ sinh siêu thấm dạng Tampon. Hãy chỉ sử dụng băng vệ sinh dạng Tampon khi thực sự cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của bạn.

-  Cần sử dụng băng vệ sinh dạng Tampon đúng cách:

+ Chú ý rửa tay trước và sau khi đưa Tampon vào âm đạo và sau khi rút Tampon

+ Thay Tampon 4 - 8 giờ mỗi lần

+ Luôn luôn lấy bỏ Tampon cũ trước khi đưa vào một Tampon mới.

+ Chắc chắn rằng bạn đã lấy bỏ Tampon ra khỏi cơ thể vào ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.

+ Tampon chỉ được dùng trong chu kỳ kinh nguyệt đừng sử dụng Tampon để hút sạch dịch âm đạo ngoài chu kỳ kinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật