Khi dùng thuốc sắt cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt?

Con gái tôi 3 tuổi, trong một lần đi khám bệnh có làm xét nghiệm máu thì được bác sĩ cho biết cháu bị thiếu máu do thiếu sắt và kê đơn thuốc có chứa sắt. Xin hỏi quý báo khi dùng thuốc này cháu cần chú ý gì trong uống thuốc và trong ăn, uống thức ăn hàng ngày?

Nguyễn Thị Lan (Ninh Bình)

trẻ em thiếu máu do thiếu sắt thường có biểu hiện mệt mỏi kém ăn, da xanh niêm mạc nhợt nhạt tóc thưa dễ rụng tim đập nhanh khó thở khi gắng sức... Với các trường hợp này bổ sung sắt cho trẻ là cần thiết.

Các dạng thuốc sắt thường uống khi đói, trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ nhưng với thuốc sắt cho trẻ nhỏ thường sử dụng dưới dạng siro có hàm lượng đường cao nên dễ gây cảm giác no chán ăn nếu cho trẻ uống trước bữa ăn. Chính vì vậy, bạn nên cho trẻ uống sau khi ăn sẽ tốt hơn nếu sử dụng dạng siro. Ngoài ra, đường trong siro cũng có thể làm hỏng men răng gây sâu răng sắt bám trên răng có thể gây hỏng men răng nên bạn tránh cho con uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc bổ sung sắt dạng dung dịch dễ làm cho răng có màu nâu xỉn nên khi uống, bạn có thể cho con sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trược tiếp với răng.

Trong việc uống thuốc bạn còn cần chú ý uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên uống kéo dài quá thời gian này vì có thể dẫn đến tình trạng thừa sắt với các biểu hiện khó tiêu hóa buồn nôn chán ăn đau bụng táo bón

Bạn nên chú ý không cho con uống thuốc cùng với sữa bò để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan cản trở sự hấp thu sắt. Nên cho con ăn nhiều rau tươi, quả chín có nhiều vitamin C như cam bưởi, táo, xoài... để giúp dễ hấp thu sắt và cải thiện tình trạng táo bón (một tác dụng không mong muốn thường gặp khi uống sắt).

Trong thư bạn nói cháu được phát hiện thiếu máu trong một lần đi khám bệnh có làm xét nghiệm máu nhưng không nói rõ là khám bệnh gì nhưng nếu là bệnh nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh thì bạn cần chú ý, tránh dùng phối hợp sắt với kháng sinh ofloxacin ciprofloxacin norfloxacin… vì có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Trong trường hợp này, bạn nên tư vấn trực tiếp bác sĩ điều trị để có hướng dẫn chính xác, giúp việc dùng thuốc hiệu quả, tránh tương tác không tốt có hại cho việc hấp thụ thuốc của cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật