Môi bợt, da xanh, móng tay dễ gãy là dấu hiệu của bệnh gì?
Nữ sinh phải nhập viện do thiếu máu nghiêm trọng, cảnh báo loại đồ uống vạn người mê
Muốn con khỏe mạnh ngừa thiếu máu, mẹ đừng quên bổ sung 4 loại thực phẩm giàu sắt này
Khánh Huyền (Sơn La)
Với những biểu hiện trên thì có thể bạn đã bị thiếu máu thiếu sắt Người bị bệnh thiếu máu thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông tóc móng khô dễ gãy Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.
Bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.
- Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi…
-Giai đoạn 3: Thiếu máu, thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt như: Không cung cấp đủ nhu cầu sắt (do tăng nhu cầu sắt: phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt phụ nữ có thai, cho con bú…; Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ ăn kiêng chế độ ăn không cân đối chế độ ăn uống của người nghiện rượu người già…; Do cơ thể giảm hấp thu sắt: viêm dạ dày viêm ruột; cắt đoạn dạ dày ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...); Mất sắt do mất máu mạn tính (Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu ung thư đường tiêu hóa nhiễm giun móc polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ tử cung; Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm); Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt... Tuy nhiên, để biết chắc chắn nguyên nhân nào gây nên thiếu sắt thì bạn phải đi khám và làm xét nghiệm.
Trước mắt, bạn nên bổ sung chế độ ăn giàu sắt vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm trứng bột bánh mì đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót dền, muống... Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
Lưu ý: không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
- Không mặc áo ngực khi ở nhà có lợi hay có hại? (Thứ Ba, 21:07:07 25/05/2021)
- Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu ăn nho khô mỗi ngày? (Thứ Hai, 14:53:07 24/05/2021)
- Đồ uống có đường ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ... (Thứ bảy, 08:36:01 15/05/2021)
- Thường xuyên ăn đậu nành, cơ thể bạn sẽ như thế nào? (Thứ tư, 08:35:07 12/05/2021)
- Tại sao tuổi thọ của phụ nữ lại cao hơn đàn ông? (Thứ Hai, 16:03:08 10/05/2021)
- Lòng đỏ trứng gà màu đậm hay nhạt mới tốt cho sức khỏe? (Thứ năm, 13:18:06 06/05/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào... (Thứ sáu, 09:12:07 30/04/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra với đường ruột nếu bạn ăn quả bơ... (Chủ nhật, 19:30:06 25/04/2021)
- Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ? (Thứ Ba, 12:35:09 20/04/2021)
- Ăn ớt mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với cơ thể? (Thứ Hai, 11:24:03 12/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023