Biết đúng cách hoạt động thể lực để kiểm soát cân nặng

Thừa cân và béo phì hiện đang là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng hàng đầu không những ở các quốc gia phát triển mà đang không ngừng gia tăng với tốc độ báo động, song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cả các nước đang phát triển.

Thừa cân và hệ lụy

Về mặt xã hội, những người bị thừa cân béo phì ngoài đặc điểm hình thể nặng nề, khó coi, còn chịu nhiều áp lực về mặt tâm lý, sự kỳ thị phân biệt đối xử không đúng của những người xung quanh, dẫn tới họ luôn trong trạng thái lo âu thậm chí có xu hướng bị trầm cảm Nhưng nghiêm trọng hơn, về mặt y học béo phì là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều những biến chứng khác nhau về chuyển hóa (thường gặp như tăng huyết áp rối loạn mỡ máu đái tháo đường…) và các biến chứng cơ học (biến chứng khớp cột sống do tăng tải trọng khó thở ngừng thở khi ngủ do tăng chèn ép đường hô hấp tiểu tiện không tự chủ do tăng áp lực bàng quang…) cũng như các bệnh lý từ các biến chứng này.

Tập với cường độ thấp và kéo dài có tác dụng giảm cân

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe”. Tình trạng béo gầy được xác định dựa vào chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI), tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số BMI khác nhau ở các chủng tộc, người châu Á có chỉ số BMI từ 23-24,99 được coi là thừa cân, BMI ≥ 25 là béo phì, ở các quốc gia châu Âu và Mỹ chỉ số này thường cao hơn. Tuy vậy, hiện một số nước châu Á cũng công bố các chỉ số BMI của riêng mình như Trung Quốc BMI ≥ 28 mới được coi là béo phì.

Mặc dù vậy, giá trị BMI không được chuẩn hóa theo tuổi hay giới tính do vậy nó chỉ cung cấp cách đánh giá tương đối các đối tượng béo phì Đặc biệt chỉ số này sẽ không chính xác khi áp dụng cho những đối tượng tập luyện thể lực một cách có hệ thống hay các vận động viên bởi BMI tăng cao hơn mức bình thường là do tăng khối lượng cơ bắp chứ không phải do tăng tích lũy mỡ. Những năm gần đây, chu vi vòng eo được quan tâm nhiều hơn và là chỉ số nhạy hơn để đánh giá lượng mỡ tích tụ có thể dẫn đến các nguy cơ không tốt cho sức khỏe Lượng mỡ tích tụ cục bộ vùng bụng (béo bụng) thường tập trung ở các mạc treo, mạc nối lớn, quanh các tạng, các quai ruột dễ dàng giải phóng ra các acid béo tự do vào thẳng hệ tĩnh mạch mạc treo, ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển hóa. Đối với người châu Á, chu vi vòng eo ≥ 90cm (nam) và ≥ 80cm (nữ) được coi là có nguy cơ tăng cao mắc các biến chứng chuyển hóa.

Trọng lượng cơ thể là kết quả của quá trình cân bằng giữa năng lượng hấp thu và năng lượng tiêu hao của cơ thể. Các chất protid (thịt) lipid (mỡ) glucid (tinh bột, đường) trong thức ăn là những thành phần sản sinh năng lượng, chúng có thể chuyển hóa qua lại đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong những điều kiện hoạt động khác nhau, nhưng đặc biệt khi dư thừa chúng đều được chuyển hóa thành mỡ dự trữ dưới dạng triglycerid tại các mô mỡ dưới da, quanh các tạng, ruột, hệ thống mạc treo trong cơ thể. Chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, mỡ động vật, nhiều tinh bột đường, nhất là vào bữa tối sẽ tăng nguy cơ dư thừa năng lượng. Theo các chuyên gia nhận định, môi trường sống và làm việc đang ngày một thay đổi đáng kể, thu nhập tăng cao hơn, tiêu thụ nhiều các loại thức ăn giàu năng lượng cùng với việc giảm tiêu hao năng lượng do tự động hóa trong công việc tăng lối sống tĩnh tại, ít vận động là những nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật