Giảm cân hay giảm mỡ? Bạn đã thử tìm hiểu về nó chưa?

Vì sao chúng ta thường rất chật vật và hay thất bại với việc giảm cân? Các chuyên gia y tế và thẩm mỹ có cùng chung nhận định: là vì đại đa số các trường hợp thiếu quyết tâm, hoặc là có hiểu biết chưa đầy đủ, chính xác về cấu trúc cơ thể, hoặc cả hai.

Giảm mỡ thừa – mục tiêu của giảm cân             

Chúng ta đều biết thừa cân béo phì gây ra những hậu quả như thế nào: nặng nề, xấu xí mất thẩm mỹ, gây tăng huyết áp tim mạch tiểu đường gánh nặng cho hệ xương khớp làm giảm chất lượng đời sống tình dục Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể là điều tất cả mọi người đều hướng tới.

Tuy nhiên, rất nhiều người đã sai lầm khi cho rằng việc giảm cân đồng nhất với giảm trọng lượng đơn thuần. Bởi vậy, họ áp dụng các biện pháp hà khắc như nhịn ăn, loại bỏ hoàn toàn tinh bộtchất đạm đường, thậm chí sử dụng thuốc giảm cân có tác động lên thần kinh trung ương nhằm làm giảm nhu cầu ăn.

Hậu quả là sức khỏe bị giảm sút, nhiều trường hợp rơi vào suy nhược cơ thể thậm chí tử vong Điều đáng nói là sau một thời gian, khi chế độ ăn uống bình thường được thiết lập lại, họ lại nhanh chóng tăng cân như cũ. Như vậy, việc giảm cân không thành mà còn gây ra sự tăng giảm trọng lượng liên tục, khiến các cơ chảy nhão kém săn chắc.

Thực tế, trọng lượng cơ thể là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nước, cơ bắp, mỡ,... Tỉ lệ mỡ trong cơ thể hay còn gọi là chất béo, nó chính xác là những gì mà người thừa cân béo phì muốn “tống khứ” ra khỏi cơ thể của mình. Hay nói cách khác: quá trình giảm cân tối ưu là hướng đến tăng cơ bắp và giảm mỡ thừa

Khi bạn giảm được lượng mỡ thừa thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý, bạn sẽ trông thon gọn và săn chắc hơn dù có thể trọng lượng giảm đi không đáng kể. Đó chính là kết quả của việc tăng cơ, giảm mỡ, vì thực tế trọng lượng của mỡ nhẹ hơn nhiều so với cơ bắp.

Rất nhiều người trong quá trình giảm cân đã bỏ cuộc vì sau một thời gian thấy trọng lượng không giảm hoặc giảm rất ít. Thực tế, có thể cơ thể họ đã mất đi một lượng mỡ thừa, trong khi cơ bắp tăng lên, hoặc là vì lý do khác ví dụ như cơ thể giữ nước.

Do đó, nếu không xác định được tỉ lệ mỡ trong cơ thể, rất khó để có thể hoàn thiện một quá trình giảm cân đúng cách

Làm thế nào xác định tỉ lệ mỡ thừa trong cơ thể?

Cách đơn giản nhất là ngắm mình trong gương và so sánh với các cô hoa hậu, người mẫu? Bạn cũng biết cách này chỉ mang tính chất tương đối, vì bạn sẽ thấy so với họ, bạn luôn thiếu chỗ cần và thừa chỗ không cần (!)

Cách thứ hai là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body mass index). BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số BMI của mình bạn có thể biết mình đang trong trang thái thiếu cân, vừa cân hay thừa cân. Cụ thể là:

BMI < 18.5 : bạn gầy

18.5 < BMI < 25 : bạn vừa người sức khỏe tốt.

25 < BMI < 30: bạn thừa cân

BMI > 30: bạn bị béo phì

Tuy nhiên, cách này cũng được đánh giá là không chính xác.

Ngoài ra, trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp tính tỉ lệ mỡ cơ thể như công thức Bruck, công thức Bongard, công thức Lorentz, công thức Broca hay công thức tính của Quân đội Mỹ - GymLord... nhưng thực sự chúng rất rắc rối. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật