Bệnh bạch biến và một số thông tin về bạch biến mà bạn nên biết

Bệnh bạch biến là một bệnh về da khiến cho da bị mất màu da sẽ bị mất theo từng mảng thường ở mặt sau của bàn tay mặt và nách Bạch biến không gây nguy hiểm nhưng lại làm mất thẩm mỹ.

Triệu chứng bạch biến thường gặp

Những vùng da nhỏ thường mất màu sắc tố và trở thành cùng màu trắng Các mảng da bị bạch biến thường không có cảm giác khi tiếp xúc Chúng không gây đau hoặc ngứa và đa dạng về kích thước, có thể rộng đến 1 5 cm.

Những triệu chứng bạch biến thường gặp mà bạn nên biết

Những triệu chứng bạch biến thường gặp mà bạn nên biết

Các mảng da này thường lan rộng và hình thành nên các mảng bạch biến lớn hơn không có hình thù xác định. Chúng thường xuất hiện ở hai bên đối xứng trên cơ thể. Đôi khi lông tóc ở những vùng bị bạch biến cũng bị mất sắc tố.

Nguyên nhân nào gây ra bạch biến?

Bệnh bạch biến là hậu quả của sự biến mất loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin sắc tố quyết định màu da bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không gây truyền nhiễm. Bệnh bạch biến có thể di truyền trong gia đình.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạch biến?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến, bao gồm:

Yếu tố di truyền: Bạch biến có thể di truyền trong gia đình; Những người có tiền sử gia đình bị bệnh bạch biến hoặc tóc bạc sớm thường có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn.

 Bạch biến có thể di truyền trong gia đình

 Bạch biến có thể di truyền trong gia đình

Những yếu tố khác bao gồm: các loại bệnh tự miễn dịch, như bệnh viêm tuyến giáp tự miễn.

Chẩn đoán bạch biến như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám da để chẩn đoán và có thể lấy một mẫu da nhỏ (sinh thiết) của bạn để kiểm tra bằng kính hiển vi. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn đến khám với một bác sĩ chuyên về bệnh da liễu để có chẩn đoán cụ thể hơn.

Những phương pháp điều trị bạch biến

Phương pháp điều trị bao gồm việc kết hợp mỹ phẩm các loại kem được kê theo đơn thuốc và liệu pháp điều trị đặc biệt bằng ánh sáng.

Nếu bị bạch biến nhẹ có thể không cần phải điều trị, bạn có thể sử dụng mỹ phẩm nhuộm và mỹ phẩm trang điểm lên vùng da có các mảng bạch biến nhỏ không gây hại cho sức khỏe Những người có làn da trắng có thể tránh tình trạng da rám nắng bằng cách dùng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Những phương pháp điều trị bạch biến mà bạn nên biết

Những phương pháp điều trị bạch biến mà bạn nên biết

Đối với các vùng da ít bị bạch biến, thoa kem steroid có thể có hiệu quả và có thể mất từ 3 đến 4 tháng để có kết quả tốt nhất. Chú ý là không được thoa kem steroid lên vùng mí mắt, nách hay vùng háng.

Phương pháp trị liệu đặc biệt bằng ánh sáng, còn gọi là PUVA, bao gồm thoa dung dịch thuốc psoralen, sau đó sử dụng tia cực tím. Psoralens có thể được dùng ở dạng thuốc viên. Phương pháp điều trị bạch biến này có hiệu quả tốt nhất cho vùng mặt, cổ, thân mình, phần cánh tay trên và phần chân trên. Kết quả bắt đầu có sau 25 đến 50 lần chữa trị phụ thuộc vào bộ phận cần được điều trị.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật