Bệnh gai cột sống và cách điều trị hiệu quả nhất để bênh không làm phiền

Bệnh gai cột sống là một dạng thoái hóa cột sống, khi đó xuất hiện phần gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống, thường gọi là bệnh gai đôi cột sống. Một số bệnh như viêm cột sống dính khớp, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt xương sẽ góp phần tạo nên gai xương. Các gai xương thường tọa lạc trên thân đốt sống, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp. Bệnh này gặp nhiều hơn ở nam giới và tăng lên theo tuổi tác.

Các gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm nhô ra tại các khớp của cột sống. Các gai xương có thể mọc ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng tập trung nhiều hơn cả là vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ, tạo nên gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng điển hình. Nhưng nó thường khiến người bệnh rất khó chịu đau đớn, nhất là ở vùng thắt lưng, đau vai và cổ do gai xương chèn ép vào các dây thần kinh, cọ sát vào các xương đốt sống khi cử động, cảm giác đau có thể lan xuống cánh tay, tê chân tay và gây cản trở vận động, lao động.

- Cảm giác đau vùng cổ hoặc thắt lưng tùy thuộc vị trí có gai xương, đau tăng khi người bệnh đứng hoặc đi lại hoặc cử động và giảm khi nghỉ ngơi.

- Xuất hiện cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác vùng cột sống có gai xương. Khi bệnh nặng hơn sẽ bị đau tê ở cổ, kéo xuống hai tay hoặc đau vùng lưng và kéo dọc xuống hai chân.

- Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị mất thăng bằng, cơ bắp thiếu lực, đặc biệt là ở tay và chân. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể người bệnh còn bị mất kiểm soát tiểu tiên, đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Các vùng xương cột sống lưng và cổ là nơi phải chịu tác động nhiều của các động tác lao động và sinh hoạt hàng ngày như đi đứng, mang vác, cúi ngửa,… nên dễ bị thoái hóa và tăng dần theo tuổi tác. Khi bị thoái hóa, các đốt sống liền kề có xu hướng cọ sát nhau gây mòn rồi tạo thành các gai xương và cản trở các cử động của khớp.

Khi khớp xương bị thoái hóa theo tuổi tác, các sụn bọc các đầu xương cũng bị hư hại khiến xương dưới sụn không được bảo vệ sẽ cọ sát nhau gây viêm cột sống dính khớp. Lúc đó, cột sống sẽ tìm cách tự điều chỉnh bằng cách mọc ra các gai xương bao quanh khớp xương.

Khi canxi và khoáng chất không được cung cấp đủ cho sự khoáng hóa các lớp sụn đầu xương của quá trình tạo xương, tức là xương dưới sụn không đủ độ cứng chắc để chống đỡ sức nặng của cột sống và sức nặng của cơ thể. Lúc đó, vùng xương dưới sụn sẽ bị đẩy sang hai bên, cùng với sự lắng đọng canxi sau đó và tạo thành gai xương Nguyên nhân này thường gặp ở những người không được cung cấp đủ canxi cho xương, đang bị giảm mật độ xươngloãng xương

Ngoài ra, gai xương có thể là hậu quả của chấn thương béo phì hoặc do yếu tố di truyền (có 1 số người mang gen khiến cho đĩa đệm yếu hơn bình thường).

Cách điều trị hiệu quả bênh gai đôi cột sống

Bệnh gai đôi cột sống thường sẽ áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, phẫu thuật chỉ áp dụng khi có chèn ép thần kinh nặng hoặc có các tổn thương trong ống tủy và gây những hậu quả nặng nề như rối loạn đại tiện tiểu tiện.

Trước hết, bệnh nhân sẽ được dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid thuốc giãn cơ kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ giúp bệnh ổn định chứ không giúp người bệnh khỏi hoàn toàn, cũng không thể dùng thuốc kéo dài do nhiều tác dụng phụ. Kể cả dùng biện pháp phẫu thuật thì gai xương vẫn có thể mọc trở lại.

Bởi vậy, biện pháp lâu dài là giúp gai xương mòn đi, xương trở nên cứng chắc dẻo dai, giảm chèn ép dây thần kinh mới giúp người bệnh dần dần rời xa các cơ đau và sự chèn ép thần kinh của gai xương. Để làm được điều này, người bệnh nên sử dụng kéo dài sản phẩm chứa canxi vitamin D và MK7 để giúp xương cứng chắc, dẻo dai, giúp gai xương mòn dần. Cùng với đó, hãy sử dụng sản phẩm chứa các vitamin nhóm B, Chondroitin, ginkgo biloba và cao blueberry sẽ giúp giảm thoái hóa các khớp xương và giảm sự chèn ép dây thần kinh, nhờ đó, cơ đau sẽ thưa dần.

Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần vận động vừa phải, đúng cách, kiểm soát cân nặng, tránh ngồi quá lâu hoặc mang vác nặng, vận động mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật