Bệnh thương hàn, đau mắt hột và những căn bệnh cổ xưa của loài người

Việc xét nghiệm DNA từ các mẫu vật của xác ướp và các bộ xương khai quật được có thể xác định được nguyên nhân gây tử vong và niên đại tồn tại của bộ xương. Và ngay cả khi không có bằng chứng được tìm thấy trên thực tế thì các gen trong mẫu hiện có của vi khuẩn lao, vi khuẩn gây bệnh phong cũng được xác định có nguồn gốc từ tiền sử. Tuy nhiên, những căn bệnh gây nên các đại dịch lớn như cúm, bệnh sởi, bệnh dịch hạch đen không có trong danh sách những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người.

Bệnh tả

Bệnh tả xuất hiện khoảng 400 năm trước Công nguyên, ghi nhận đầu tiên trong y học là danh mục các căn bệnh của bác sỹ Hippocrates người Athens bệnh tả có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại, đây là nơi mật độ dân cư tập trung đông, những người sinh sống trên thường nguồn gây ô nhiễm dòng nước, sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến những người sinh sống ở hạ lưu. Bệnh tả xuất hiện đầu tiên ở các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga năm 1817, sau đó lan sang phần còn lại ở Châu Âu và từ Châu Âu sang Bắc Mỹ. Đã có 7 đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm và lấy đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Bệnh thương hàn

Từ năm 430 đến 426 trước CN dịch bệnh lớn đã quét quan Athens, nhà sử học Thucydides đã mô tả triệu chứng trong những ghi chép đầu tiên về căn bệnh này như sau: “Những người có sức khỏe tốt, đột ngột bị tấn công bởi những cơn nóng rực ở đầu, cổ họng và lưỡi, thở khó khăn và có mùi hôi đậm. Sang giai đoạn thứ hai, căn bệnh này di chuyển xuống đường ruột và gây ra vết loét kèm theo đó là tiêu chảy nặng, thậm chí gây tử vong”. Căn bệnh thương hàn đã làm suy giảm đáng kể đội quân của Athens Sparta trong cuộc chiến Pelopennesian.

Ngày nay bệnh thương hàn được hiểu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa do trực khuẩn Salmonella (S. typhi và S. paratyphi A, B) gây nên. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương bệnh lý tại đường tiêu hóa. Bệnh thương hàn có từ thời cổ xưa nhưng mãi đến thế kỷ 18 các nhà khoa học mới mô tả được các hình ảnh lâm sàng khác nhau của bệnh.

Bệnh phong

Đây là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử loài người, gây hủy hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần. Tại Ấn Độ vào khoảng 600 năm trước Công nguyên, bệnh phong được gọi là “kushtha” có nghĩa là “bị ăn mòn dần”. Trên một số xác ướp của người Ai Cập vào thế kỷ II trước CN cho thấy có bằng chứng về tổn thương xương do bệnh phong. Bệnh phong bắt nguồn từ Ấn Độ rồi lây truyền sang Hy Lạp, Trung Quốc rồi sang Phần còn lại của Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Triều Tiên, Nhật Bản.

Khác với đường lây truyền của bệnh tả và thương hàn chủ yếu qua nguồn nước, bệnh phong là lây truyền đường hô hấp và các tổn thương da. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae gây nên, bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài nên khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào trẻ em thường dễ bị nhiễm bệnh hơn người lớn.

Bệnh đậu mùa

Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước CN, chứng tích cổ xưa nhất của căn bệnh này là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ đại. Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người Châu Âu mỗi năm trong những năm cuối thế kỷ 18 và chịu trách nhiệm về 300 đến 500 triệu trường hợp tử vong trong thế kỷ 20. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong. Sau chiến dịch chủng đậu vắc xin kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 , WHO đã chứng nhận tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979

Bệnh dại

Bệnh dại có ít nhất từ năm 2300 trước CN được mô tả trong Bộ luật Eshuma của Babylon bệnh dại do virus dại (rabies virus) gây lên, đây là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong bệnh dại có thể gặp ở tất cả các động vật có vú, bệnh lây truyền chủ yếu từ các chất tiết bị nhiễm thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Theo báo cáo của WHO, bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới, mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 -70.000 người chết do bệnh dại, phần lớn từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có ¾ dân số thế giới sinh sống.

Bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét xuất xứ từ Tây Phi, lan rộng hơn một nửa nhân loại vào thế kỷ 19 và lấy đi tính mạng của hàng chục triệu người đồng thời lây nhiễm cho hàng trăm triệu người khác. Bệnh sốt rét được ghi nhận xuất hiện vào khoảng năm 2700 trước Công nguyên, căn bệnh này chịu trách nhiệm cho một nửa các trường hợp tử vong của con người thời kỳ đồ đá. Bệnh sốt rét đã đóng vai trò chính trong việc làm chặn bước tiến của đội quân hùng mạnh của Alexander Đại đế tấn công Ấn Độ, góp phần làm sụp đổ đế chế La Mã. Hiện nay, căn bệnh này vẫn hoành hành ở các nước nghèo đói: năm 2008, nó lấy đi sinh mạng của 863.000 người, trong đó 89% ở Châu Phi, 88% là trẻ em dưới 5 tuổi và truyền nhiễm cho hơn 243 triệu người (theo số liệu của WHO).

Bệnh lao

Năm 2008, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học College Londo khai quật thành phố cổ Alit – Yam ngập nước, ngoài khơi bờ biển của Israel. Tại đây, họ đã tìm thấy hài cốt của một người mẹ và đứa con. Cả hai bộ xương sau khi xét nghiệm DNA cho thấy có những tổn thương đặc trưng của bệnh lao và niên đại của nó ít nhất là 9.000 năm tuổi. Trước khi phát hiện ra bộ hài cốt ở Alit – Yam, trường hợp lâu đời nhất được ghi nhận mắc bệnh lao là ở bộ xương tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại khoảng 500.000 năm.

 Bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng gây sẹo, thậm chí dẫn đến mù mắt. Căn bệnh này được mô tả trong Hippocrates và trong giấy cói Ebers Ai Cập. Nghiên cứu bộ xương của thổ dân từ khoảng 8000 năm trước CN, các nhà khoa học phát hiện những tổn thương xung quanh mắt và nguyên nhân được xác định là nhiễm khuẩn xương do nhiễm trùng mô mềm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật