Biến chứng tiểu đường ở chân - những điều bạn không thể bỏ qua

Bệnh lý bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh tiểu đường gây ra. Bởi chỉ cần những vết xước nhỏ, tưởng chừng như vô hại cũng có thể dẫn tới hậu quả đoạn chi ở người bệnh tiểu đường Cùng xem biến chứng tiểu đường ở chân sau đây:

Các biến chứng tiểu đường ở chân

Chai cứng chân

Là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng. Với biểu hiện da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân. Chai chân xảy ra thường xuyên hơn và phát triển nhanh hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường Chai da nếu không được làm mềm, cắt tỉa thường xuyên sẽ dày dần lên rồi vỡ ra, trở thành vết thương hở (vết loét).

Biến chứng tiểu đường ở chân rất đa dạng

Biến chứng tiểu đường ở chân rất đa dạng

Bạn có thể sử dụng đá bọt để chà cục chai da mỗi ngày sau khi tắm (lúc da vẫn còn ẩm). Sau đó, bạn lau khô chân rồi bôi dung dịch dưỡng ẩm lên chân và cả vết chai Không nên tự ý dùng dao hoặc kéo cắt cục chai mà không làm đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Các vấn đề da

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một vài thay đổi ở vùng da chân. Chẳng hạn, da chân bị khô do các dây thần kinh chi phối bài tiết mồ hôi ở chân đã bị hư hại.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách lau khô chân bằng khăn mềm sau khi tắm rồi bôi một lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên da (tránh vùng da kẽ chân). Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các sản phẩm dưỡng ẩm vì bôi quá nhiều cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng Khi được dưỡng ẩm đầy đủ, da sẽ hết khô và tránh được một số vấn đề liên quan, như ngứa. Ngoài ra, bạn không nên ngâm chân vì điều này có thể khiến da khô càng thêm khô.

Loét chân

Các vết loét thường xuất hiện ở vùng da phía dưới ngón chân cái. Nguyên nhân gây loét bàn chân là do đi giày quá chật so với kích cỡ bàn chân. Loét bàn chân cần được phát hiện sớm và điều trị sớm để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn tới đoạn chi.

Nếu phát hiện ra có loét ở bàn chân, bạn nên đến cơ sở y tế để được chụp X-quang xem xương chân đã bị ảnh hưởng hay chưa. Sau đó, nhân viên y tế sẽ làm sạch các mô chết và bị nhiễm bệnh xác định loại nhiễm trùng và bác sỹ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị vết loét.

Biến chứng tiểu đường ở chân nhất là các vết loét bàn chân rất nguy hiểm, vì thế bạn nên hạn chế đi lại khi đang điều trị. Đi lại nhiều có thể làm cho vết loét lan rộng hơn và nhiễm trùng có cơ hội xâm nhập sâu vào trong xương. Bác sỹ có thể nẹp hoặc bó bột bàn chân bị vết loét để bảo vệ bàn chân trong quá trình điều trị.

Nếu vết loét mãi không lành do lưu thông máu kém, bạn sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật mạch. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt đường huyết cũng giúp phòng ngừa nhiễm trùng tốt hơn, hạn chế biến chứng tiểu đường ở chân.

Khi bị tiểu đường hãy chăm sóc đôi chân thật cẩn thận

Khi bị tiểu đường hãy chăm sóc đôi chân thật cẩn thận

Tuần hoàn máu đến chân kém

Bệnh tiểu đường khiến các mạch máu ở chân và bàn chân bị cứng và hẹp lại, ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Tuần hoàn máu kém làm giảm khả năng tự phòng chống nhiễm trùng và làm lành vết thương của chân.

Tuần hoàn máu kém thường khiến bàn chân bị lạnh và người bệnh thường có nhu cầu sưởi ấm bằng túi sưởi, nước nóng... Tuy nhiên bệnh thần kinh tiểu đường khiến việc cảm nhận nhiệt độ ở bàn chân kém đi, người bệnh rất dễ bị bỏng. Cách tốt nhất để giữ ấm cho đôi bàn chân là đi tất.

Một số người bị đau bắp chân khi đi bộ nhanh, leo dốc hoặc đi trên bề mặt cứng. Tình trạng này tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích lưu thông máu ở chân và bàn chân. Để tránh các biến chứng tiểu đường ở chân Bạn nên chọn một đôi giày thoải mái, vừa vặn và chắc chắn để tập thể dục (không đi giày khi bàn chân có tổn thương bàn chân).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật