Cần dự phòng loãng xương ngay từ khi còn trẻ theo những bước sau

Sau tuổi 30 đến 35, đa số mọi người có thể chưa cảm nhận được những biến đổi từ bên trong cơ thể do suy giảm mật độ xương và loãng xương, tuy nhiên, nó đã âm thầm diễn ra mà ta thường không để ý tới vì đây là lứa tuổi rất khỏe, luôn chủ quan không quan tâm đến vấn đề sức khỏe.

Nếu chịu khó quan tâm, chúng ta có thể cảm nhận những biểu hiện khác thường như trong người thỉnh thoảng cảm thấy mệt mỏi uể oải, các khớp xương bắt đầu khó khăn trong một số cử động, có thể trở nên đơ cứng, cơ thể yếu, đuối và nhanh mất sức hơn so với trước kia. Đó là những biểu hiện của suy giảm mật độ xương và là mầm mống ban đầu của loãng xương.

Thói quen ăn uống thiếu dưỡng chất và đặc biệt là Canxi.

Thông thường các bữa ăn hằng ngày chỉ đơn giản là ăn cho đủ no hoặc ăn để gọi là có sức để sống nên trong khẩu phần ăn không đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là thiếu hụt Canxi, khi bị thiếu hụt trong một thời gian kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng Canxi cần thiết cho cơ thể hằng ngày là 1.000-1.200 mg tùy vào từng độ tuổi, đồng thời còn phối hợp với vitamin D, MK7 để giúp xương hấp thu Canxi dễ dàng hơn.

Ít vận động

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia y tế cho rằng nếu một người có thói quen ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng thì cứ sau mỗi năm sẽ có khoảng 1% xương bị mất đi.

Thiếu hụt nội tiết tố nữ khi mãn kinh

Các nghiên cứu cho thấy trong vòng năm năm sau khi mãn kinh do Estrogen suy giảm một cách nhanh chóng nên 1/3 khối lượng xương đốt sống có thể bị mất đi, nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, kịp thời sẽ dẫn đến loãng xương và nguy hiểm hơn nữa là gãy xương.

Phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào và từ độ tuổi nào?

Dự phòng loãng xương không bao giờ là sớm cả, tốt nhất là ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đến quá trình phát triển, trưởng thành và về già. Có hai giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn tạo xương chiếm ưu thế từ khoảng 0-30 tuổi: nếu đưa vào cơ thể đầy đủ Canxi, mật độ xương sẽ đạt đỉnh cao nhất và ngược lại. Khối lượng xương đỉnh cao không chỉ giúp bạn cao lớn, dáng chuẩn, giúp xương chắc khỏe dẻo dai mà còn giúp giảm thiểu các bệnh lý về xương sau tuổi trưởng thành.

- Từ sau 30 tuổi sẽ bắt đầu quá trình mất xương. Từ 45-60 tuổi (tương ứng với giai đoạn mãn kinh của nữ) mất xương tăng đột ngột dẫn đền loãng xương Nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực và điều trị trong giai đoạn này để giúp duy trì khối xương, phòng chống loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương

Dù đang còn trẻ khỏe, bạn cũng nên dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt. Đối với phụ nữ sau tuổi 40 và người cao tuổi (trên 50 tuổi), nên đo mật độ xương định kỳ 3-6 tháng để tầm soát nguy cơ loãng xương  Ngoài ra còn cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Tăng cường vận động thể lực như đi bộ ngoài trời, tập dưỡng sinh đạp xe.

- Cần tránh xa các thói quen xấu như uống nhiều rượu bia cà phê…

- Trong các bữa ăn hằng ngày cần xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ chất như chất đạm chất khoáng, đặc biệt là Canxi vitamin D và MK7 hoặc dùng các chế phẩm có chứa Canxi kết hợp D3, MK7 magie đồng, kẽm mangan boron, silic, DHA, Quercetin có trong thực phẩm chức năng dạng viên uống. Nên uống liên tục hàng ngày hoặc thành từng đợt mỗi đợt 3 tháng, mỗi năm dùng 2-3 đợt.

Đối với phụ nữ sau tuổi 40, ngoài viên uống Vững Cốt, nên uống bổ sung thêm Estrogen từ thảo dược  (EstroG 100) có trong thực phẩm chức năng dạng viên uống. Nên uống liên tục hàng ngày hoặc thành từng đợt 3 tháng, mỗi năm uống 2-3 đợt.

Phòng ngừa loãng xương là một việc làm không thể diễn ra trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi sự kiên trì của mỗi người trong suốt cuộc đời và cần phải được thực hiện thường xuyên, có như thế mới đạt hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật