Cảnh báo nguy hiểm: Nhiễm cúm mùa cũng có thể tử vong

Theo cảnh báo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành chủ yếu gồm cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường...

Cúm A/H1N1 chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam

Ca tử vong mới nhất do cúm A/H1N1 là bệnh nhân N.T.V. (46 tuổi, ở quận Bình Tân,  TP. Hồ Chí Minh). Ban đầu, bệnh nhân khởi phát bệnh với các biểu hiện như ho sốt tự chữa trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm mà có biểu hiện nặng thêm. Ngày 22/6, người bệnh được chuyển đến BV Chợ Rẫy trong tình trạng suy hô hấp viêm phổi nặng phải thở máy. Các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Dù được bệnh viện điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Sau khi gia đình xin đưa về, bệnh nhân tử vong tại nhà.

Trước đó, ở BV Chợ Rẫy cũng đã có 1 bệnh nhân tử vong do viêm phổi nặng suy hô hấp suy thận mạn giai đoạn cuối và nhiễm cúm A/H1N1.

Tính từ đầu năm tới nay, đã có 3 người ở TP.Hồ Chí Minh tử vong vì cúm A/H1N1. Người đầu tiên tử vong là một nữ bệnh nhân 26 tuổi, ở quận Thủ Đức.

Tại nước ta, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A/H1N1 chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.

Ở phía Nam, PGS.TS. Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết, trung bình mỗi năm khu vực này có khoảng 30.000 người mắc bệnh cúm các loại. Tuy nhiên, tính riêng trong 6 tháng đầu của năm 2018, các ca bệnh cúm A/H1N1 có sự gia tăng hơn các năm trước.

Độc lực cúm A/H1N1 có thay đổi hay không?

Theo các chuyên gia, cúm A/H1N1 là một trong các chủng cúm mùa Người mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác như: sốt cao chảy nước mũi đau đầu đau cơ mệt mỏi ho đau họng Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý bệnh cúm A/H1N1 thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận đái tháo đường người già trẻ emphụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Để phòng chống bệnh cúm A/H1N1, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh, cúm A/H1N1 là một thành phần có trong vắc-xin phòng bệnh cúm mùa. Người dân có thể phòng bệnh chủ động bằng cách đến các cơ sở y tế dự phòng để tiêm vắc-xin và đồng thời thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã lấy mẫu của các chùm ca bệnh vừa qua tại BV Từ Dũ, BV Chợ Rẫy, BVĐK TW Cần Thơ, Trung tâm y tế thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) để nghiên cứu chuyên sâu cấu trúc gene, nhưng chưa thấy có sự khác biệt về mặt kháng nguyên của chủng cúm A/H1N1.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật