Chân tay yếu sau tiêu chảy, cảnh giác bệnh nguy hiểm

Bác sĩ gọi đó là hội chứng Guillain - Barré, tức bệnh viêm đa rễ dây thần kinh.

Bác sĩ Lê Trần Vinh, Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quận Thủ Đức, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê hai bàn tay chân rối loạn cảm giác mất phản xạ gân cơ. Các triệu chứng ngày càng tăng dần, chỉ vài ngày sau bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 hai bên, méo mặt, liệt cơ hầu họng không nuốt được, yếu dần tứ chi.

Kết quả chọc dịch não tủy và đo điện cơ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barré, một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp lọc máu thay huyết tương trong phòng cách ly. Bệnh nhân phải thở máy, nuôi ăn qua sonde dạ dày với chế độ dinh dưỡng tốt. Sau 4 lần thay huyết tương, bệnh nhân đang dần hồi phục. Theo bác sĩ điều trị, nếu qua được đợt nguy cấp, bệnh nhân dự kiến phải mất vài tháng để theo dõi điều trị.

Trong bệnh lý này, hệ thống miễn dịch trực tiếp chống lại các dây thần kinh ngoại biên, thường nhất là dây thần kinh có bao myelin.

Trong bệnh lý này, hệ thống miễn dịch trực tiếp chống lại các dây thần kinh ngoại biên, thường nhất là dây thần kinh có bao myelin.

Theo bác sĩ Vinh, hội chứng Guillain - Barré là bệnh tự miễn tác động lên các dây thần kinh ngoại biên Nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Khoảng 60% bệnh nhân có nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa trước khi phát bệnh. Bệnh cũng có thể xảy ra sau một vài chủng ngừa văcxin như bệnh cúm lợn, bệnh bại liệt bệnh dại viêm màng não do não mô cầu; sau khi phẫu thuật vùng đầu, ngực, bụng và các chi.

Các triệu chứng thần kinh xuất hiện trung bình khoảng 1-2 tuần sau các sự cố. Biểu hiện thường gặp là yếu cơ liệt mặt bất thường về cảm giác, mất phản xạ gân cơ, tiểu khó bí tiểu bón hoặc liệt ruột cơ năng. Bệnh nhân cũng có thể choáng váng hoặc ngất khi ngồi dậy do huyết áp thấp đau đầu kiểu mạch đập do tăng huyết áp đánh trống ngực do nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều, tay chân lạnh, tăng tiết mồ hôi lú lẫn hoặc co giật

Đây là bệnh lý nặng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc thích hợp thì bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt. Có 2 phương pháp điều trị chính là thay huyết tương hoặc dùng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch

Nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật suy hô hấp cấp viêm phổi hít thuyên tắc phổi. Tốc độ hồi phục của bệnh nhân khác nhau tuỳ cơ địa nhưng diễn tiến đều đặn. Sau điều trị, bệnh nhân hồi phục thường trong vài tuần, vài tháng hoặc kéo dài hơn nếu có thoái hóa sợi trục.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật