Chất BPA làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, có thể bạn chưa biết

BPA- được dùng để sản xuất các lon nhôm- có liên quan đến bệnh béo phì và vòng eo lớn hơn của trẻ em và thanh thiếu niên.

Một nghiên cứu mới đây cho biết trẻ em tiếp xúc với hai loại hóa chất BPA và DEHP thường được sử dụng trong các bao bì thực phẩm dễ mắc bệnh béo phì hay có những dấu hiệu của bệnh tiểu đường hơn những trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu phát hiện hàm lượng phthlate trong nước tiểu đây là một loại hóa chất dùng để hóa dẻo nhựa. Phthalate gây nguy cơ kháng insulin cao hơn ở trẻ. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát dinh dưỡng lớn, một nhóm nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bishenol A, hay còn gọi là BPA- được dùng để sản xuất các lon nhôm- có liên quan đến bệnh béo phì và vòng eo lớn hơn của trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khoảng 1/6 trẻ nhỏ và thiếu niên ở Mỹ đang mắc bệnh béo phì

“Rõ ràng chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và việc thiếu vận động là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, những loại hóa chất trong môi trường đang được sử dụng ngày càng nhiều cũng có thể được coi là một nhân tố gây ra tình trạng trên”, TS. Leonardo Trasande, bác sĩ nhi khoa của Đại học New York nhận định.

Họ phát hiện một loại hóa chất Phthalate cụ thể Di-2-ethylhexylphthalate (DEHP)- trong nước tiểu. DEHP có liên quan chặt chẽ tới khả năng kháng insulin của trẻ em- một dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ không chứng minh rằng việc ăn những thực phẩm đóng gói được sản xuất từ phathalates gây ra hiện tượng kháng insulin Chẳng hạn như trẻ em đã bị kháng insulin có những thói quen ăn uống không tốt ăn hay uống nhiều sản phẩm đóng gói có thể khiến hàm lượng phthalate trong nước tiểu tăng cao hơn.

Nhưng Transande nói với Reuters Health rằng loại hóa chất này có thể ảnh hưởng tới cách cơ thể tiết insulin. Do vậy, ông khuyên các bậc cha mẹ nên tránh mua những đồ nhựa được sản xuất từ DEHP: “Tôi khuyên các bạn không nên dùng máy rửa bát để rửa những đồ đựng bằng nhựa và khi chúng bị hỏng, chúng ta nên vứt nó đi”.

Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí  Pediatrics, TS. Joyce Lee đến từ trường đại học Michigan ở Ann Arbor và các cộng sự của bà đã dùng số liệu điều tra dinh dưỡng từ năm 2010 và các biện pháp y tế khác để đánh giá mức độ BPA trong nước tiểu của trẻ từ 6 đến 18 tuổi. Nghiên cứu được phân tích trên 3.370 trẻ em, BPA ,một loại hóa chất công nghiệp gần giống với hoóc môn Estrogen trong cơ thể, không phải là nguồn gốc dẫn đến kháng insulin hay lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, trẻ có lượng BPA cao có nguy cơ mắc béo phì 18% trong số trẻ em tham gia nghiên cứu đã bị béo phì, kết luận dựa trên biểu đồ tăng trưởng CDC. 25%  số trẻ có BPA cao và có khả năng bị béo phì gấp đôi so với những trẻ có lượng BPA thấp. Nghiên cứu cũng cho biết thêm về mối lo ngại của người tiêu dùng về hóa chất BPA có trong thức ăn.

Tiến sĩ Lee cho biết: “Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong các sản phâm dành cho trẻ em, trong đó bao gồm cả chất BPA và những chất mà trẻ em vẫn đang tiếp xúc hàng ngày mà việc nó có gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ hay không vẫn chưa được xác minh. Mặc dù, những bằng chứng về hóa chất BPA và những tác hại về sức khỏe mà nó có thể gây ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng với vai trò là một bác sĩ, tôi muốn khuyên các bậc cha mẹ nên để con em mình tránh sử dụng và cố gắng giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với nhựa có chứa hóa chất BPA. Tránh sử dụng đồ nhựa trong lò vi sóng vì thức ăn sẽ dễ bị ngấm hóa chất ở nhiệt độ cao”.

Năm ngoái, Cơ quan Quản lý về thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) đã cấm sản xuất các bình sữa của trẻ em có chứa hóa chất BPA, nhưng sau đó, cơ quan này cũng chưa có đủ bằng chứng thuyết phục để lệnh cấm được ban hành rộng rãi, đồng thời cũng chưa đặt ra những quy định về chất phthalates trong các loại hộp đựng thức ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật