Chữa rối loạn stress sau sang chấn tâm lý như thế nào?

Những sự kiện chấn động tác động tới tâm lý người trong cuộc như thế nào, cần làm gì khi phải đối mặt với chúng?

Gần đây, chúng ta không khỏi day dứt khi nghe thấy tin tức về những vụ thiệt mạng xảy ra trên địa bàn cả nước, từ vụ bé trai 9 tuổi ở Tân Mai Hà Nội chết do tôn cứa cổ đến vụ 4 người trong gia đình bị sát hại ở Uông Bí, Quảng Ninh và hàng ngày, hàng giờ vẫn xảy ra các vụ việc thương tâm… Sự việc đã xảy ra và người chết không thể sống lại nhưng với những thân nhân người chết, hiện tại và những ngày tháng tiếp theo, thật không dễ dàng gì. Bởi lẽ đó là sự kiện chấn động kéo theo những hệ quả tiêu cực về mặt tinh thần.

Sau sang chấn tâm lý, nhiều người gặp rối loạn stress cần được chữa trị

Sau sang chấn tâm lý, nhiều người gặp rối loạn stress cần được chữa trị

Từ những trường hợp thương tâm

Đối với chị Vũ Thị T. (thành phố Uông Bí), là thân nhân của 4 người đã bị sát hại, chắc chắn đó là một sang chấn tinh thần vô cùng to lớn. Bản thân chị là người đầu tiên chứng kiến cảnh mẹ đẻ cùng hai con và cháu bị sát hại trong phòng và thi thể với nhiều vết đâm chém. Mất chồng năm ngoái, nay cùng lúc mất hai con, mẹ già và đứa cháu, chị Thanh ngã quỵ. Trong đám tang bốn người thân chiều 25/9, chị nhiều lần ngất xỉu và đòi tự tử không muốn sống nữa.

Còn đối với bố mẹ của cháu H., 9 tuổi, thiệt mạng do tôn cứa cổ trên đường về nhà, chắc chắn họ cũng đã và đang phải chịu đựng những tổn thất nặng nề về tinh thần. Họ đã vĩnh viễn mất đi đứa con, giọt máu thiêng liêng sau 10 năm sinh thành và nuôi nấng. Không chấp nhận cú sốc quá lớn này, anh chị đã gào khóc ở Khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai. Khi thấy thi thể con trai được phủ bằng lớp vải trắng kín mít, chuyển đến nhà xác của bệnh viện chị quằn quại với tay theo chiếc xe dần xa khuất. Chị ôm lấy chồng gào khóc thảm thiết: “Anh ơi, mang con về đi, đừng để con ở đây, lạnh lắm” rồi ngất lịm.

Vậy rối loạn stress sau sang chấn là gì?

Sự sợ hãi và sự lo âu mà các nhà tâm lý gọi là rối loạn stress sau sang chấn (stress post-traumatique) nghĩa là rối loạn stress sau một sự kiện gây tác động mạnh mẽ. Rối loạn stress sau sang chấn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, song thường gặp nhất ở người trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của nó là biểu hiện sau một chấn thương tâm lý quá mạnh tác động trực tiếp đến người bệnh. Các sang chấn đó có thể là: các trải nghiệm chiến tranh, thảm họa tự nhiên, cưỡng hiếp, các tai nạn đe dọa đến tính mạng hoặc gây thương tích nghiêm trọng như rủi ro, tai nạn giao thông; bạo lực gây chết người và sự tổn hại nghiêm trọng; đe dọa tính mạng hoặc vết thương của một thành viên trong gia đình hoặc của một người thân…

Khi phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây sang chấn đó, phản ứng của bệnh nhân là sự khiếp sợ, bất lực và ghê rợn (ở trẻ em: đáp ứng này có thể được thay thế bằng các hành vi rối loạn và kích động). Những người sống sót, các nhân chứng và những người đầu tiên có mặt tại sự kiện như thế này thường xuyên phải chịu đựng rối loạn stress sau sang chấn. Nó làm cho họ có ấn tượng như đang sống lại trong các sự kiện đó hoặc trong những giấc mơ, biểu hiện bằng sự đảo lộn cảm xúc nghiêm trọng. Những cơn ác mộng lo âu kém tập trung, trầm uất, dễ bị kích động, nổi nóng và né tránh người xung quanh là một vài trong số các triệu chứng khi mô tả rối loạn stress sau sang chấn. Không chỉ thể hiện sự đi xuống về mặt sức khỏe tinh thần, rối loạn stress sau sang chấn cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất.

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn như thế nào?

Rối loạn stress sau sang chấn thường phát sinh sau sang chấn một thời gian (ngắn là 1 tuần và dài là vài tháng, đôi khi có thể tới 30 năm). Các triệu chứng có thể dao động theo thời gian, tồn tại ít nhất 1 tháng. Sau đó, khoảng 30% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, 40% tiếp tục có các triệu chứng nhẹ, 20% tiếp tục có các triệu chứng rõ rệt và 10% trở nên nặng nề hơn. Một số trường hợp tiến triển thành mạn tính và dẫn đến biến đổi nhân cách người giàtrẻ em gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với sang chấn hơn người trưởng thành. Đó là do cơ chế đối phó với sang chấn kém hiệu quả hơn so với người trưởng thành. Đặc biệt, ở người già còn có nhiều yếu tố làm tăng hậu quả của sang chấn như hệ thống tim mạch, thần kinh, các bệnh tâm thần cùng tồn tại.

Khi bệnh nhân vừa trải qua một sang chấn thì vấn đề chủ yếu là trợ giúp. Hệ thống trợ giúp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ trầm trọng và tồn tại của rối loạn stress sau sang chấn Có thể sử dụng một ít thuốc bình thần, gây ngủ thuốc trong trường hợp này phải được chỉ định bởi bác sĩ tâm thần giúp cho người bệnh giảm bớt các rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ Sự trợ giúp của cộng đồng và gia đình đối với bệnh nhân là rất cần thiết. Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng. Cần khuyến khích bệnh nhân trao đổi về sang chấn, hướng dẫn các cơ chế đối phó với sang chấn như thư giãn… Tất cả có ý nghĩa như làm cô lập sang chấn, ngăn chặn cơn, giữ vững tâm lý, chấp nhận sự kiện, chấp nhận thực tế cuộc sống bị ảnh hưởng bởi stress và khiến bệnh nhân tái kiến tạo niềm tin vào bản thân mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật