Coi chừng biến chứng viêm ruột thừa, bạn chớ nên chủ quan

Viêm ruột thừa là một bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3 - 4 tuổi. Có những trường hợp viêm ruột thừa chưa biến chứng, việc xử trí đơn giản, nhưng cũng có những trường hợp viêm ruột thừa khi nhập viện đã có biến chứng như vỡ, áp-xe ruột thừa, mủ tràn khắp ổ bụng, sau khi mổ, hậu phẫu vẫn còn nhiều phức tạp... Do vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là rất cần thiết nhằm tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Viêm ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một túi nhỏ nhô ra hình con giun của manh tràng (đoạn đầu của ruột già), dài khoảng 5 - 6cm. Ruột thừa nằm ở phần dưới phải của ổ bụng, có thể thay đổi vị trí. Theo các chuyên gia tiêu hóa ruột thừa không có chức năng gì nên việc cắt bỏ nó không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể.

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, các vi khuẩn bình thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông. Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị canxi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa gây viêm.

Triệu chứng phát hiện bệnh

Các triệu chứng ban đầu của viêm ruột thừa rất dễ nhầm với nhiễm virut đường ruột. Các triệu chứng bao gồm đầy bụng mơ hồ khó tiêuđau bụng ít thường được cảm nhận ở vùng quanh rốn. Khi nhiễm khuẩn nặng hơn đau trở nên nổi bật hơn ở phần phải của bụng dưới. Bệnh nhân thường có buồn nôn nôn và chán ăn Ðau thường liên tục và ngày càng nặng. Bệnh nhân có thể tiêu chảy sốt và lạnh run kèm theo căng cứng cơ bụng.  

Mức độ đau tăng lên khi người bệnh di chuyển ho ngáy hắt hơi và thở sâu. Nếu bụng mềm, phía phải bụng dưới (vị trí ruột thừa) bị đau khi ấn vào thân nhiệt không cao thì chứng viêm còn nhẹ. Nếu viêm nặng, đã có mủ hoại tử hoặc đã thủng thì bệnh nhân đau bụng dữ dội, phạm vi bị đau cũng mở rộng kèm theo sốt cao. Khi ấn bụng thì cơ bụng căng cứng hoặc sờ thấy có cục cứng phía bên phải bụng dưới.

Những triệu chứng này tiến triển từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể không có đủ các triệu chứng trên. Vì thế việc chẩn đoán viêm ruột thừa chính xác thường gặp khó khăn. Đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi.

Cần phân biệt viêm ruột thừa với các bệnh cảnh khác có thể giống như viêm dạ dày ruột, sỏi thận nhiễm khuẩn đường tiểu u nang buồng trứng và nhiễm khuẩn khung chậu... Nếu viêm ruột thừa không được điều trị, ruột thừa sẽ vỡ hoặc thủng. Ðiều này đưa đến các biến chứng như viêm toàn bộ ổ bụng (viêm phúc mạc), hình thành áp-xe ruột thừa và tắc ruột.

Làm thế nào để phát hiện?

Siêu âm và chụp Doppler cũng là phương tiện phát hiện viêm ruột thừa, nhưng có thể bỏ sót một số trường hợp (khoảng 15%), đặc biệt là ở giai đoạn sớm khi chưa hình thành dịch, siêu âm hố chậu không cho thấy bất thường mặc dù đã có viêm ruột thừa. Tuy nhiên, đây là phương tiện phát hiện cận lâm sàng tốt, không gây hại. Siêu âm có thể thấy được hình ảnh ruột thừa to hơn bình thường, thấy được dịch trong ổ bụng... giúp ích rất nhiều trong việc phân biệt nhiều loại bệnh lý khác nhau có cùng triệu chứng là đau bụng   Nhưng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện tổn thương viêm ruột thừa mà tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đọc. Do đó, siêu âm nên được xem là một công cụ hỗ trợ trong công tác theo dõi viêm ruột thừa chứ không phải là tiêu chuẩn vàng quyết định viêm ruột thừa.   Chẩn đoán viêm ruột thừa chủ yếu dựa vào lâm sàng (các triệu chứng của bệnh) kết hợp với nhiều lần thăm khám bệnh của bác sĩ và siêu âm hỗ trợ. Ở những nơi có trang bị CTscan hay chụp cắt lớp đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được ưa dùng. Phim chụp cắt lớp CTscan thực hiện đúng quy cách có độ phát hiện (độ nhạy) hơn 95%.  

Điều trị thế nào?

Nếu viêm ruột thừa, tốt nhất là phẫu thuật loại bỏ ruột thừa (cắt ruột thừa). Cắt ruột thừa cổ điển được thực hiện với gây mê. Một đường rạch nhỏ ở phần dưới của ổ bụng bên phải và qua đó ruột thừa được loại bỏ. Gần đây, cắt bỏ ruột thừa được thực hiện qua nội soi ổ bụng. Cả hai phương pháp là những thủ thuật tốt và bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất tùy vào từng đối tượng bệnh nhân.

Nếu ruột thừa viêm không bị vỡ tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được xuất viện trong vòng 1 - 2 ngày. Nếu ruột thừa bị vỡ, thời gian nằm ở bệnh viện có thể từ 4 - 7 ngày, tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh. Kháng sinh đường tĩnh mạch được chỉ định trong khi nằm viện để giúp tránh  nhiễm khuẩn thêm và tạo áp-xe.

Tùy thuộc vào mức độ viêm của ruột thừa mà sau khi mổ xong có thể biến chứng gì khác không. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 tiếng), viêm ruột thừa mủ chưa vỡ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì nguy cơ biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật