Dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ có những đặc trưng gì?
Nhận biết và khắc phục chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
BSCKII Vũ Thị Lừu: Có thể điều trị tổn thương tủy bằng công nghệ Nano
Hai dạng ngừng thở khi ngủ
Ngừng thở khi ngủ có 2 dạng: Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do thần kinh trung ương. Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng hay gặp hơn, xảy ra khi cơ ở thành sau họng bị giãn. Các cơ này nâng đỡ vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi.
Do cơ giãn, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khi đó hô hấp bị gián đoạn trong chốc lát. Vì ngừng thở làm giảm nồng độ oxy trong máu, não cảm nhận được tình trạng giảm oxy và đánh thức bạn khỏi giấc ngủ để bạn có thể mở lại đường thở. Tuy nhiên, sự tỉnh giấc này thường ngắn tới mức bạn không thể nhớ được. Bạn có thể tỉnh giấc với sự khó thở thoáng qua, rồi hết đi nhanh chóng sau một hai nhịp thở sâu.
Bạn có thể phát ra tiếng ngáy, tiếng nuốt hoặc tiếng thở hổn hển. Chu trình ngừng thở như vậy có thể lặp lại trên 10 lần/giờ trong suốt cả đêm. Do vậy, khả năng đạt được giấc ngủ sâu bị giảm đi nên ban ngày, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ suốt ngày. Nếu bạn bị ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có thể bạn không biết là giấc ngủ của mình bị gián đoạn. Vì thế, nhiều người bị dạng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường không biết mình bị chứng này và nghĩ là mình ngủ ngon giấc suốt đêm.
Ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương ít gặp, xảy ra khi não không truyền được tín hiệu đến các cơ hô hấp. Bạn thường tỉnh giấc đột ngột do tăng nồng độ carbon dioxid trong máu và kèm theo giảm nồng độ oxy. Bạn có thể thức dậy với cảm giác khó thở Khi bị ngừng thở thì nồng độ carbon dioxid trong máu tăng, kích thích lên não khiến bạn tỉnh dậy và thở trở lại. Vì thế, người bị ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương dễ nhớ lại được những lần tỉnh giấc hơn những người ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Người có biểu hiện của chứng ngừng thở khi ngủ thường ngáy to
Dấu hiệu nhận biết
Muốn biết bản thân có bị chứng ngừng thở khi ngủ hay không, bạn cần dựa vào các dấu hiệu sau đây: bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày; người thân nói cho bạn biết là khi ngủ bạn thường ngáy to, tuy nhiên, cũng có người không ngáy mà vẫn bị ngừng thở khi ngủ; bạn tự cảm nhận được có những cơn ngừng thở trong khi ngủ; khi thức dậy, bạn thường thấy bị khô miệng và đau họng; buổi sáng khi ngủ dậy, bạn thấy đau đầu
Ngừng thở khi ngủ làm giảm đột ngột nồng độ oxy trong máu, thường gây tăng huyết áp và rối loạn tim mạch. Người mắc chứng ngừng thở khi ngủ thường bị giảm trí nhớ có cảm giác trầm uất, hay mắc chứng tiểu đêm và liệt dương Trẻ mắc chứng bệnh này không được điều trị có thể rất hiếu động.
Các nhà khoa học đã phát hiện một gen có liên quan đến bệnh Alzheimer cũng liên quan chặt chẽ với chứng ngừng thở khi ngủ. Trong một xét nghiệm gọi là đa miên đồ, bạn được theo dõi hoạt động của tim phổi, não, các kiểu hô hấp, cử động chân tay, đo nồng độ oxy trong máu.
Làm gì khi mắc chứng ngừng thở khi ngủ?
Bạn hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy các dấu hiệu: ngáy to đến mức làm mất giấc ngủ của người khác; phát hiện thấy thỉnh thoảng bạn bị ngừng thở trong khi ngủ; buồn ngủ nhiều vào ban ngày khiến bạn ngủ gật trong khi đang làm việc và nguy hiểm nhất là khi đang lái xe. Bác sĩ khám có thể cho bạn điều trị rối loạn giấc ngủ được theo dõi nhịp thở suốt đêm và các chức năng khác của cơ thể trong giấc ngủ.
Bạn cũng có thể được sử dụng các dụng cụ giúp mở đường hô hấp bị tắc nghẽn hoặc phẫu thuật chỉnh hình vùng hầu họng, cắt amiđan to hoặc nạo VA, phẫu thuật hàm dưới để đưa hàm dưới và lưỡi ra trước, mở khí quản nếu các biện pháp điều trị khác thất bại, bị ngừng thở khi ngủ nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Tự chăm sóc là biện pháp thích hợp nhất để đối phó với chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như: tập thói quen nằm nghiêng hoặc nằm sấp thay vì nằm ngửa khi ngủ vì nằm ngửa dễ làm cho lưỡi và vòm miệng mềm tụt ra sau làm tắc đường thở; giảm số cân thừa, nghiên cứu cho thấy chỉ giảm 10% cân nặng cũng giúp giảm nhẹ co thắt cổ họng và ngừng thở khi ngủ; tránh uống rượu bia và các thuốc an thần thuốc ngủ gây giãn cơ hầu họng dẫn đến ngừng thở khi ngủ; giữ cho mũi thông vào ban đêm bằng cách sử dụng thuốc chống sung huyết mũi.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023