Đinh râu là gì? Nguyên nhân và cách nhận biết đinh râu

Đinh râu là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là người trưởng thành. Nếu không chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Bệnh đinh râu là gì?

Danh từ “đinh râu” được hiện diện bởi chân của lông vùng da quanh môi, miệng, hoặc cằm bị nhiễm khuẩn Đinh râu không phải là một bệnh đơn thuần của râu, là bệnh xảy ra ở ngay chân của những sợi râu, hầu hết ban đầu chỉ nhỏ như đầu một chiếc đinh nên được gọi là đinh râu. Về sau, nếu bị bội nhiễm nặng dần thêm, “đầu đinh” này sẽ lớn hơn nhiều (bằng hạt ngô, hạt đậu xanh) và lúc này bệnh trở nên trầm trọng và hết sức nguy hiểm.

 Nguyên nhân gây đinh râu

Căn nguyên chính của bệnh đinh râu là nhiễm trùng Bệnh đinh râu xuất hiện thường gặp là do nặn mụn trứng cá (nhất là trứng cá nằm sâu dưới da) ở vùng hàm - mặt với bàn tay dụng cụ bẩn, không vô khuẩn. Loại trứng cá này, lúc đầu do một trong các vi khuẩn như Propione - bacterium acnes (hay còn gọi là Corynebacterium acnes), Staphylococcus epidermidis (tụ cầu da), Pityrosporum... gây nên. Các loại vi khuẩn này bình thường có trên da một số người, nếu gặp trường hợp có hiện tượng tăng tiết bã nhờn và làm tích tụ bã nhờn, các vi khuẩn này sẽ gây viêm nhiễm mạnh hơn (tức là có sự phối hợp với rối loạn nội tiết tố làm ứ đọng chất bã nhờn gây nên).

Ngoài ra còn do nhọt tự nhiên mọc lên bởi từ một vết xước, vết nặn mụn bình thường ở vùng quanh môi, cằm rồi bị bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh (tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí...).

Vị trí của đinh râu hầu hết chỉ xuất hiện trong phạm vi quanh môi, mép, cằm, nhưng đinh râu thường ăn rất sâu vào bên trong, vì vậy, một số vi khuẩn gây bệnh (kể cả những loại vi khuẩn kỵ khí độc lực mạnh) rất có cơ hội xâm nhập đến cả các xoang, nhất là xoang có tĩnh mạch số II để gây nên những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến chết người, nếu như không phát hiện sớm để điều trị ngay từ đầu.

Làm thế nào để nhận biết đinh râu?

Sau khi nặn mụn trứng cá một khoảng thời gian ngắn (một vài ngày) hoặc thấy vết xước hoặc mụn mủ ở mép, môi hay ở cằm xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng. Có ba giai đoạn biểu hiện của bệnh đinh râu, giai đoạn một bao gồm các triệu chứng như sốt cao (39-40oC), sưng, nóng, đỏ đau (các dấu hiệu nổi bật nhất của nhiễm trùng). Thông thường đau nhức rất nhiều nơi tổn thương (nơi đinh râu xuất hiện), xuất hiện mưng mủ và có ngòi như đầu chiếc đinh, đó là đinh râu. Khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng, cả vùng mặt sưng nề và các triệu chứng nhiễm trùng càng rõ rệt, đồng thời người bệnh mệt mỏi (do nhiễm độc độc tố vi khuẩnmất nước chất điện giải bởi sốt cao) và sốt li bì, rét run nhức đầu buồn nôn và nôn. Giai đoạn thứ hai, đinh râu thành ngòi và hóa mủ. Ở giai đoạn này người bệnh đau nhức, sốt vẫn cao nhưng không cao như giai đoạn một. Giai đoạn thứ ba là thoát mủ, thoát ngòi và lành thành sẹo Đây là đinh râu tiến triển sau khi đã được điều trị, nếu được can thiệp y tế tại các khoa ngoại của các bệnh viện bệnh sẽ diễn biến tốt, hết mủ (do rạch dẫn lưu hoặc hút...) và liền sẹo.

Biến chứng do đinh râu

Đa số đinh râu nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng ngày càng trầm trọng và khi sự lây nhiễm càng mạnh, nhất là lan vào các xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang, từ đây dẫn đến nhiễm trùng huyết là bệnh hết sức nguy hiểm, đặc biệt có thể gây viêm tắc các tĩnh mạch trong não có thể dẫn đến tử  vong.

Nguyên tắc điều trị đinh râu

Khi nghi ngờ bị đinh râu, cần đến phòng khám bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, tránh xảy ra biến chứng. Người bệnh không tự nặn, hút, hoặc chườm nóng, chườm lạnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng máu. Tuy vậy, trong trường hợp nhẹ, không có biểu hiện nghiêm trọng (không sốt, không đau nhức...) và chưa thể đến phòng khám bệnh viện hoặc cơ sở y tế được hãy đợi vài ngày cho mụn “chín”, tự vỡ và dùng bông y tế vô khuẩn thấm dịch, lấy đinh râu ra ngoài. Sau đó, rửa lại bằng cồn iod (dung dịch betadin), tránh cọ xát làm xước vùng mụn vừa được tháo mủ. Nếu sau vài ngày mụn không tự vỡ, có dấu hiệu nặng thêm (sốt, đau, nhức), lúc này tuyệt đối không được tự ý nặn mụn, phải khẩn trương đến cớ sở y tế khám.

Bệnh đinh râu xuất phát từ bệnh của da, trong đó có bệnh trứng cá Để ngăn chặn các bệnh này, cần vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt da vùng môi, cằm. Với phái nam, cần cẩn thận khi cạo râu để không làm da tổn thương, nhiễm trùng. Không nên nặn mụn vùng môi, cằm ngay cả mụn trứng cá Những người bị mụn trứng cá cần khám chuyên khoa da liễu để được điều trị, không dùng các dụng cụ hút, chích nặn mụn trứng cá.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật